Hướng dẫn cách chữa dị ứng phấn bướm thật đơn giản

Có rất nhiều trường hợp bị dị ứng phấn bướm khiến tình trạng da bị viêm, lở loét hoặc nổi mề đay, gây nên những tổn thất về sức khỏe và thẩm mỹ nếu không được khắc phục kịp thời.

Bướm là loài côn trùng đẹp, nhiều màu sắc; nhưng phấn trên cánh bướm lại vô cùng độc hại, nhất là đối với những người có cơ địa nhạy cảm. Nhiều trường hợp bị dị ứng da do phấn bướm nhưng không xử lí kịp thời khiến vết thường viêm loét ngoài da và vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Vậy nếu bị “dính” phấn bướm thì nên xử lý như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây:

dị ứng phấn bướm
Có rất nhiều người bị dị ứng khi tiếp xúc với phấn bướm gây lở loét và viêm ngứa.

I. Vì sao bị dị ứng phấn bướm?

Bướm là các loài côn trùng nhỏ thuộc bộ Cánh vẩy Lepidoptera và lớp Côn trùng Insecta. Bướm có 6 chân, biết bay, thường hoạt động vào ban ngày, cũng có loại hoạt động về đêm; do hoàn cảnh sinh trường mà có ít màu hoặc nhiều màu sặc sỡ. Bướm thường sinh trưởng bằng cách hút phấn hoa, mật hoa, góp phần thúc đẩy việc thụ phấn cho hoa thụ phấn.

Phấn của bướm có độc tố tương tự như chất histamin, khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc phát tán trong không khí, nhất là ở những gian phòng kín sẽ gây kích thích viêm da tiếp xúc.

thành phần trong phấn bướm
Trong phần bướm có thành phần tương tự như chất histamin gây dị ứng và nổi mề đay

Vị trí da tiếp xúc với phấn bướm sẽ ngứa rất nhiều, nổi sẩn mụn nước, phù nề, nóng rát. Những thương tổn thường thấy là ở mặt, cổ, tay, chân. Đôi khi phán bướm có thể bay thẳng vào mắt gây nên tình trạng viêm kết mạc do lông bướm. Một số người nếu hít phải phấn bướm có thể lên cơn hen phế quản cấp tính, hen suyễn… rất nguy hiểm.

Đọc thêm: Cách chữa dị ứng côn trùng cắn đốt cực đơn giản

Biểu hiện lâm sàng của người bị dị ứng với phấn bướm là da xuất hiện những phản viêm, ửng đỏ, dài trông giống vết cào xước, phù nề. Sau vài giờ hoặc một ngày sẽ mọc lên những mụn nước.

Nếu bệnh nhẹ, người bệnh chỉ ngứa rát, nổi vài vết đỏ lấm tấm kèm mụn mủ nhỏ. Nếu nặng hơn, vết thương sẽ lan rộng ra, bọng nước trợt loét, có thể tiết dịch và gây tình trạng hoại tử.

II. Hướng dẫn cách chữa dị ứng phấn bướm

Phần lớn người bị dị ứng phấn bướm sẽ xuất hiện tình trạng ngứa, nổi mề đay, nổi mụn nước… có thể xuất hiện vảy, bỏng rộp cả mảng lớn. Do đó, người bệnh cần sơ cứu khi tiếp xúc với phấn bướm như sau:

  • Nhổ lấy các lông, phấn bướm dính trên da bằng nhíp hoặc dùng băng dính dán lên da để lấy phấn bướm một các nhẹ nhàng từ các chỗ bị ngứa.
  • Rửa vùng da tiếp xúc phấn bướm ngay lập tức với xà phòng và nước để hạn chế tác hại của phấn bướm gây ra.
  • Quần áo bị nhiễm phấn nên đem đi giặt kỹ lưỡng. Khi da xuất hiện tình trạng ngứa nên đến bác sĩ để tư vấn và điều trị nếu bị dị ứng.
xử lý khi da tiếp xúc với phấn bướm
Cần biết cách xử lý khi da tiếp xúc với phấn bướm để tránh những tác nhân xấu xảy ra

Tìm hiểu: Khi bị ong đốt nổi mề đay phải làm gì?

Nếu bị dị ứng phấn bướm khiến da nổi mề đay, mẩn ngứa thì người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng những biện pháp cơ bản như sau:

  • Trường hợp phấn bướm bay vào mũi, mắt thì nên dùng dung dịch Natri clorid 0,9% (nước muối sinh lý) rửa sạch để loại bỏ tác nhân gây dị ứng.
  • Nếu ở tình trạng nặng có thể phải dùng một số loại thuốc kháng histamin như: Loradin, Rantidin, Loratadin, Citirizine HCL… để giảm ngứa, bớt sưng đau và loại bỏ nguy cơ dị ứng ngoài da. Người bệnh cần tuân thủ ý kiến của bác sĩ để điều trị cho thích hợp và tránh biến chứng ảnh hướng sức khỏe.
  • Có thể áp dụng các phương pháp dân gian chữa dị ứng phấn bướm như: Lá ngải cứu, lá khế… rang chung với muối trong 10 phút rồi cho hỗn hợp ra một miếng vải, để nguội rồi chườm lên vùng da bị dị ứng bởi phấn bướm. Có thể nha đam để lấy phần gel trắng bôi trực tiếp lên phần bị ngứa một ngày liên tục khoảng 2 – 3 lần sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng hiệu quả.

Bên cạnh đó, những người bị hen phế quản cấp tính cần tránh tiếp xúc với phấn bướm qua đường hô hấp. Nhiều bác sĩ khuyến cáo không nên đi vào những bụi cây rậm rạp, không thông thoáng… để tránh bị dị ứng phấn bướm.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thông tin điều trị chứng dị ứng phấn bướm, cũng như phòng được những hậu quả do phấn bướm gây ra.

Tô Minh

Đọc thêm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:55 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (3)

Hướng dẫn cách chữa dị ứng phấn bướm thật đơn giản

Bình luận (3)

  1. Tôi từ trước đ

  2. Dạo gần đây tôi bị ngứa nổi mần đỏ khắp người liên tục đã đi xét nghiêm tại bệnh viện pesto nha trang BS bảo bị sán chó lấy thuốc uống 10 ngày hết ngứa mới 10 lại nổi đỏ khắp người và ngứa xin được BS tư vấn ạ

  3. Trần Văn Sỹ Trả lời

    Em ăn phải thức ăn nấu chín có chứa con bướm hay ăn đêm.Bây giờ tình trạng mua thuốc chỉ khỏi mần ngứa trong 1 tuần xong rồi tái phát lại. Mong bs cho ý kiến

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *