Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi xét nghiệm cần làm khi bị dị ứng nổi mề đay gồm những bước gì? Vì con gái tôi 3 tuổi, cháu hay bị nổi mề đay khi thời tiết. Cách đây 3 tuần cháu bị nổi mề đay, trên da xuất hiện các mảng nổi màu đỏ to bằng lòng bàn tay khắp người. Tôi có cho cháu đi khám nhưng bác sĩ chỉ cho thuốc bôi và uống. Nhìn con khó chịu và đau ngứa mà tôi xót quá. Mong được chỉ dẫn xét nghiệm dị ứng nổi mề đay cần làm những gì? Xin cảm ơn.
Phạm Thị Trang – Nghệ An
Chào chị Trang!
Chứng dị ứng nổi mề đay trong thời tiết thất thường rất thường hay xuất hiện, do đó bệnh nhân nên có những xét nghiệp để xem cơ thể có phản ứng với dị ứng không. Sau đây, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để xem cần lưu ý gì khi xét nghiệm dị ứng nổi mề đay:
I. Xét nghiệm cần làm khi bị dị ứng nổi mề đay gồm những gì?
Dị ứng nổi mề đay thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể có những phản ứng thái quá với môi trường xung quanh. Chẳng hạn như cơ thể phản ứng với phấn hoa gây nên các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, đau nhức xoang mũi…
Dị ứng nổi mề đay gây nên những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Khi xét nghiệm dị ứng thì sẽ có chẩn đoán chính xác từ y bác sĩ, sau đó có hướng chữa trị kịp thời.
Trước khi xét nghiệm dị ứng nổi mề đay, bác sĩ sẽ hỏi về lối sống, tiền sử gia đình có bị triệu chứng dị ứng nổi mề đay hay không, rồi sẽ làm những xét nghiệm cơ bản như:
1. Xét nghiệm pháp da
Nghiệm pháp da được bác sĩ chỉ định sử dụng nhằm xác định một số chất hoặc nguyên nhân có thể gây dị ứng. Nguyên nhân gây dị ứng có thể xuất hiện những dị nguyên trong không khí hoặc thực phẩm gây dị ứng.
Bác sĩ thường thực hiện biện pháp lẩy da chỗ nổi phần dị ứng, sau đó cho thêm một số chất xác định dị nguyên gây nổi mề đay ứng lên phần da được lấy ra của bạn.
Các kỹ thuật viên sẽ tiến hành dùng những công cụ và kỹ thuật đặc biệt để tạo nên những vết trầy xước trên bề mặt của da tiêu bản. Sau đó tiến hành theo dõi chặt chẽ xem da của bạn bị dị ứng với thành phần nào. Nếu không có hiện tượng sưng tấy hoặc đỏ thì đồng nghĩa với việc bạn không bị dị ứng với chất gây dị ứng cụ thể đó.
Nếu nghiệm pháp da không đưa ra được những kết luận chính xác, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu nghiệm pháp dị ứng trong da bằng cách bơm vào đó một lượng nhỏ chất gây dị ứng rồi tiến hành theo dõi phản ứng và đưa ra kết luận.
Các đốm da sẽ được xem xét lại sau 24 giờ khi nghiệm pháp và một lần nữa vào lúc 48 giờ sau đó để đưa ra kết quả chính xác nhất.
2. Xét nghiệm máu
Trong trường hợp những kết quả phản ứng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ xác định rằng nghiệm pháp da không hiệu quả sẽ yêu cầu lấy thêm mẫu máu của bạn để tiến hành xét nghiệm.
Máu được lấy làm mẫu sẽ được đưa đi xét nghiệm trong phòng thí nghiệm nhằm tìm ra sự hiện diện của những kháng thể chống lại chất gây dị ứng.
Thử nghiệm máu để điều tra chất dị ứng được gọi theo tính chuyên môn là ImmunoCAP, phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao trong việc phát hiện kháng thể lớn gây nên những dị ứng ở bệnh nhân.
II. Cần lưu ý gì khi xét nghiệm dị ứng nổi mề đay
Nhìn chung, xét nghiệm dị ứng nổi mề đay có thể dẫn đến ngứa, nổi mẩn ngứa, sưng trên bề mặt da, đôi khi, xuất hiện mề đay trên da. Những triệu chứng này thường xuất hiện rõ rệt chỉ sau vài giờ thậm chí kéo dài trong một vài ngày. Nên hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể dùng kem Cortisone nhẹ để làm giảm bớt các triệu chứng mẩn ngứa hay không.
Trong một số trường hợp, xét nghiệm dị ứng nổi mề đay có thể lập tức tạo nên những phản ứng dị ứng và cần đến sự chăm sóc y tế cấp thiết. Bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm dị ứng nổi mề đay trong một bệnh viện được trang bị đầy đủ thiết bị y tế và các loại thuốc men cần thiết.
Nếu bạn gặp phải những phản ứng nặng sau khi xét nghiệm và rời khỏi bệnh viện, hãy gọi ngay cho bác sĩ để tham khảo thông tin. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sốc phản vệ như sưng phù nề vòm họng, khó thở, tụt huyết áp… thì đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng gọi cấp cứu ngay lập tức.
Với những thông tin trên đây, hy vọng chị Trang đã có cho mình những thông tin cần thiết để giúp con mình xét nghiệm dị ứng nổi mề đay an toàn. Giúp bé nhanh chóng xác định được nguyên nhân gây ngứa và dị ứng, từ đó đưa ra những biện pháp điều trị cấp thời, giúp bé được nhanh chóng lành bệnh.
Chúc bé nhà chị Trang mau lành bệnh!
Nguyễn Loan
Độc giả tìm hiểu thêm:
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!