Ngứa xung quanh vết thương có phải dấu hiệu đang lành lại

Nhiều người thắc mắc liệu việc ngứa xung quanh vết thương có phải là dấu hiệu của vết thương đang lành lại không? Và để vết thương nhanh lành không nhiễm trùng cũng như hạn chế để sẹo thì phải làm sao?

Những thông tin sau đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc chung của nhiều người hết sức khách quan và chính xác, từ đó giúp bạn chăm sóc vết thương của mình cho nhanh lành hơn:

ngứa quanh vết thương
Đừng quá lo lắng khi bị ngứa quanh vết thương

Ngứa xung quanh vết thương – dấu hiệu vết thương đang lành?

Thông thường, khi bạn vết thương ngoài da do trầy xước, vết thương khâu hoặc sau phẫu thuật (nhìn chung là vết thương hở) đều sẽ lần lượt trải qua 4 giai đoạn để bước vào quá trình hồi phục:

nguyên nhân ngứa quanh vết thương
Ngứa quanh vết thương có thể do vết thương lên da non
  • Giai đoạn đông máu và viêm vết thương: Khi có sự xuất hiện vết thương, hệ thống vi mạch sẽ co rút để máu được cầm lại và không tiếp tục chảy nữa. Lúc này, các tế bào tiểu cầu sẽ liên kết tạo thành một “cái nút” tiểu cầu làm khô cứng vết thương lại. Tiếp theo, vết thương có dấu hiệu viêm và sưng lên để thúc đẩy quá trình tăng trưởng giúp vết thương lành nhanh chóng.
  • Giai đoạn biểu mô hóa (đóng vảy): Sau giai đoạn một khoảng 2 – 3 ngày thì lớp biểu bì sẽ dần dần phủ lên vết thương không cho vi khuẩn, vi trùng xâm nhập để tránh tình trạng nhiễm trùng. Giai đoạn này sẽ khiến cho vết thương chuyển màu sậm đen và khô nhanh hơn.
  • Giai đoạn tái tạo tế bào mới: Đây là giai đoạn giúp vết thương hồi phục vì sự hình thành các tế bào collagen mới để làm đầy vết thương, lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa nhẹ và râm ran tại vết thương.
  • Giai đoạn tái tạo da non: Giai đoạn này giúp hình thành trọn vẹn mô tại vùng tổn thương phục hồi như ban đầu. Nếu có sẹo sau vết thương thì sẽ được quyết định bởi quá trình chăm sóc vết thương trong giai đoạn tái tạo mô và hình thành da non. Da lúc này thường có màu sậm, bong tróc vảy và rất ngứa.

Sở dĩ bạn thường bị ngứa xung quanh vết thương là do hoạt chất histamine xuất hiện trong quá trình loại bỏ lớp vảy khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa nhiều trước khi lành vết thương.

Một nguyên nhân khác nữa là khi da bị rách, các mao mạch cũng bị đứt ra, và khi vết thương trong giai đoạn lành thì các mạch máu rất nhạy cảm, não lúc này thường bắt sai tín hiệu thông báo, nên cảm thấy ngứa ngáy và thường có động thái lấy tay gãi vào vết thương.

Ngoài ra, khi vết thương lành sẽ kéo da non, khiến các vùng da xung quanh mất độ ẩm và không có dầu, da trở nên khô hơn, dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy.

Những lưu ý chăm sóc để vết thương mau lành

Khi vết thương đang dần hồi phục, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc da non mới để hạn chế tình trạng nhiễm trùng hoặc để lại sẹo:

Hạn chế ngứa quanh vết thương
Uống nhiều nước giúp tăng cường độ ẩm, tăng cường trao đổi chất
  • Có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống nội khoa để giảm tình trạng ngứa ngáy hiệu quả.
  • Uống nhiều nước hơn để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và nhanh chóng phục hồi tế bào da mới.
  • Không băng kín vết thương nhằm giúp vết thương nhanh khô và mau lành. Bạn cũng cần tránh không cho vết thương tiếp xúc với các hóa chất hoặc nguồn nước bẩn, bụi bặm.
  • Cần bổ sung nhiều đạm từ thịt cá, đậu nành để kích thích sản sinh da non, bổ sung vitamin và chất xơ nhằm tăng sức đề kháng tránh cho cơ thể không bị nhiễm trùng. Hạn chế ăn quá nhiều chất béo, chất mặn hoặc chua cay khiến vết thương nhiễm trùng tạo sẹo lồi.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thăm khám, báo cho bác sĩ biết tình trạng vết thương của bạn ngay khi có các dấu hiệu nhiễm trùng, từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe:

  • Vết thương có dấu hiệu đau buốt và tăng dần không thuyên giảm
  • Bề mặt vết thương sưng phù lên hoặc tím bầm
  • Miệng vết thương rỉ mủ, máu và có mùi hôi
  • Người bệnh bị sốt cao, co giật, nôn ói.

Khi bạn bị ngứa xung quanh vết thương thì có nghĩa là các giai đoạn đang đi vào quá trình chữa lành, bạn cần lưu tâm nhiều hơn để tránh không cho vết thương nhiễm trùng và phục hồi một cách nhanh chóng.

Chúc bạn mau bình phục!

Bạn nên tham khảo thêm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:56 - 03/10/2021

Bình luận (0)

Ngứa xung quanh vết thương có phải dấu hiệu đang lành lại

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *