Dị ứng mạt bụi nhà và cách phòng tránh triệt để

Nhiều người bị hắt hơi, sổ mũi, mẩn ngứa nổi mề đay… do dị ứng mạt bụi nhà nhưng lại không biết đến nguyên nhân gây dị ứng là do thời tiết, ăn uống. Từ đó có hướng điều trị sai lầm và khiến bệnh sản sinh nhiều tác tệ.

Vậy mạt bụi nhà là gì? Những tác hại từ nhân tố này gây ra cho con người ra sao Cùng chuatrimedaymanngua tham khảo bài viết sau đây để có cái nhìn cụ thể nhất, từ đó giúp phòng tránh bệnh được tốt hơn:

Dị ứng mạt bụi nhà
Dị ứng mạt bụi nhà là nguyên nhân mà nhiều người không biết đến.

I. Mạt bụi gây bệnh dị ứng và những tác hại

Những bệnh lý về nổi mề đay, mẩn ngứa, viêm da, suy hô hấp… rất hay gặp đối với con người. Những triệu chứng này gây ra bởi nhiều tác nhân nguy hiểm nhằm đe dọa sức khỏe của người bệnh.

Theo bảng báo cáo của Giáo sư Lương Thị Lộc tại Hội thảo “Đánh giá và dự phòng các bệnh lý mạn tính về hô hấp tại Việt Nam” cho biết, các bệnh lý liên quan đến hô hấp, da liễu thì thuốc lá là đứng hàng đầu.

Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ Việt Nam bị các bệnh lý về da liễu, hô hấp chiếm đến 46.5%; do đó Giáo sư Lộc cho rằng vấn đề này có quan hệ mật thiết với yếu tố môi trường sinh sống, nhà ở… với các bệnh lý trên.

Giáo sư Lộc còn bổ sung rằng, các bệnh lý về da liễu, hô hấp có nguyên nhân lớn nhất là do dị ứng con mạt bụi nhà gây nên. Đây là một loại vi sinh vật rất nhỏ, chúng thuộc lớp hình nhện, kích thước rất nhỏ khoảng 0.3 mm mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Con mạt nhà là tác nhân gây ra phần lớn trường hợp bị dị ứng da như nổi mẫn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy…; môi trường sinh sống của chúng là ở các loại đồ đạc trong nhà như giường, gối, chăn, ga, thảm trải nhà…

Mạt bụi nhà chuyên ăn những mảnh vụn hữu cơ như thực phẩm bị đóng mốc, da chết, gàu da đầu… từ con người. Phân và xác của mạt bụi nhà chính là tác nhân chính gây dị ứng ở người bệnh.

Mạt bụi nhà thường sinh sôi và phát triển quanh năm trong điều kiện khí hậu bình thường với nhiệt độ từ 26 – 32 độ C và độ ẩm không khí từ khoảng 70% – 85%. Dưới cái nhìn hiển vi thì nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện nơi sinh sống nhiều nhất của mạt bụi là giường chiếu, thảm trải nhà, đồ vải, các kho chứa hàng hóa, các loại ngũ cốc, thức ăn của động vật…

Một con mạt bụi nhà có thể thải ra ngoài môi trường trung bình khoảng 25 hạt phân mỗi ngày. Phân của mạt bụi nhà rất nhỏ và nhẹ, thường bay lơ lửng trong không khí, nên khi con người hít vào dễ gây nên các chuỗi dị ứng.

Người bị dị ứng với mạt bụi nhà thường là do cơ thể sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch kháng cự với sinh vật này, lúc đó cơ thể sẽ tự sản sinh ra kháng thể IgE để chống lại dị nguyên xâm nhập, từ đó giải phóng histamin gây nên chứng phù nề niêm mạc phổi, mũi, xoang và mắt.

Dị ứng mạt bụi nhà có thể gây chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ngứa ngáy, viêm mũi dị ứng, khó thở, xung huyết mũi, lên cơn hen…

Để độc giả hình dùng dễ dàng, hãy theo dõi đoạn Video bên dưới đây:

Mạt bụi nhà là tác nhân gây nên những triệu chứng dị ứng ở người như:

  • Mắt: Ngứa, sưng, đỏ mí mắt, chảy nước mắt, châm chích ở trong mắt gây đau…
  • Mũi: Gây ngứa mũi, nghẹt và hắt hơi liên tục… Có thể khiến bệnh nhân khó thở, ho, viêm phế quản gây hen, khò khè, thở rít.
  • Da liễu: Nổi ban đổi, bệnh chàm, mụn nước, mẩn ngứa ở má, nếp gấp, cùi chỏ, nổi mề đay, sưng đỏ…

II. Làm thế nào để phòng tránh dị ứng do mạt bụi?

Giáo sư Lộc cho biết, tuy chúng ta không thể tiêu diệt hết hoàn toàn mạt bụi nhà dứt điểm, nhưng việc thực hiện vệ sinh nhà cửa thường xuyên cũng là cách giảm thiểu hữu hiệu tác hại của mạt bụi nhà gây ra.

phòng chống mạt bụi nhà.
Cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để phòng chống mạt bụi nhà.

Đối với người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn, nổi mề đay, trẻ em, người có cơ địa mẫn cảm cần lưu ý đến các yếu tố gây dị ứng do mạt bụi nhà và chủ động phòng bệnh:

  • Luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo. Không để cho nhà cửa tối tăm, ẩm thấp tạo điều kiện sinh sôi cho mạt bụi nhà.
  • Phòng ngủ sắp xếp cho gọn gàng, thoáng khí, có ánh nắng rọi vào để nơi ở sáng sủa và tránh bụi bẩn.
  • Thường xuyên dọn vệ sinh giường ngủ, giặt chăn, ga, chiếu, màn, áo gối… và phơi khô ngoài trời để giảm bớt mạt bụi.
  • Các dụng cụ dùng để lau chùi đồ vật như khăn, miếng mút nên ẩm để lau sạch bụi sau đó phơi khô để không cho mạt bụi nhà có điều kiện sinh sôi. Không dùng khăn bông, vải, tấm mút khô sẽ không sạch bụi bẩn và mạt bụi nhà dễ phát tán lại trong không khí.
  • Đồ đạc trong nhà nên sắp xếp cho ngăn nắp, gọn gàng, giảm bớt dùng những đồ đạc dễ bám bụi để hạn chế nơi trú ẩn cho mạt bụi nhà như thú nhồi bông, các đồ trang trí lặt vặt…
  • Một nghiên cứu khác của Giáo sư Lộc cùng trường Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ cho biết, việc vệ sinh nệm và gối hơn 1 lần/ tháng sẽ làm giảm mức độ mạt bụi nhà và chất gây dị ứng đến 96%.

Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin về dị ứng mạt bụi nhà, từ đó giúp giảm thiểu chứng dị ứng do vi sinh vật này gây nên.

Song Lam

Độc giả tìm hiểu thêm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:55 - 03/10/2021

Bình luận (0)

Dị ứng mạt bụi nhà và cách phòng tránh triệt để

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *