Nổi mề đay là triệu chứng bị bệnh gì?

Nổi mề đay là triệu chứng bị bệnh gì là vấn đề mà nhiều đặt ra. Bởi theo quan sát cũng như kiểm chứng y học nổi mề đay không đơn thuần chỉ là một bệnh về da bình thường mà còn chịu tác động do nhiều bệnh lý khác.

Bệnh nổi mề đay
Nổi mề đay xuất hiện vết sẩn mụn, mẩn đó khiến da ngứa ngáy và khó chịu

Dưới đây là những thông tin xung quanh bệnh lý nổi mề đay mà chúng tôi cung cấp cho các độc giả. Bạn hãy nắm kỹ những vấn đề sau đây nhé!

Kiến thức về bệnh nổi mề đay

Nổi mề đay là hiện tượng các mao mạch trên da phản ứng với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp tính hay mãn tính ở trung bì. Nổi mề đay gây ra hiện tượng tại một hay nhiều vùng da trên cơ thể bị nổi mẩn, mụn nhọt, không đều, có màu hồng đỏ ửng, gây ngứa ngáy cho người mắc phải. Đây là một bệnh lý về da rất phổ biến và nếu không cẩn thận thì ai cũng có nguy cơ mắc phải nổi mề đay. Nổi mề đay nếu nhẹ thì chỉ là các vùng mẩn đỏ, gây ngứa ngáy. Nhưng nếu nặng có thể khó thở, sốc phản vệ hay mất ý thức, ngất xỉu.

Theo thống kê vào tháng 12/2017 cho thấy, trên thế giới có khoảng 20-30 % dân số gặp phải triệu chứng bệnh mề đay ít nhất một lần trong đời. Trong các trường hợp bị mề đay mẩn ngứa thì có khoảng 45% là mề đay mãn tính, còn lại là mề đay cấp tính. Vậy nguyên nhân do đâu mà nhiều người lại bị nổi mề đay như vậy và dấu hiệu nào để nhận biết là mình bị nổi mề đay? Hãy tìm hiểu tiếp dưới đây.

Nguyên nhân do đâu bị nổi mề đay?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay có thể nói đến sau đây:

  • Dị ứng thức ăn: bên cạnh những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,.. thì những người có cơ địa yếu, dễ mẫn cảm thì cũng có thể bị dị ứng với những thực phẩm lành tính.
  • Dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc tây, chủ yếu thường thấy là dị ứng với các loại thuốc kháng sinh
  • Tiếp xúc với các chất hữu cơ, hóa học như mỹ phẩm, son, phấn, xà phòng,…
Nguyên nhân nổi mề đay
Nổi mề đay có thể do côn trùng đốt, ăn hải sản, dị ứng thuốc tây hay tiếp xúc với hóa chất
  • Do côn trùng cắn, đốt
  • Dị ứng thời tiết: thời tiết quá nóng hay quá lạnh, cũng như thay đổi đột ngột sẽ rất dễ gây nổi mề đay.
  • Hít phải các độc tố như khói bụi, phấn hoa, lông vũ, khói thuốc,…
  • Do nhiễm trùng như nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng, nhiễm kí sinh trùng đường ruột
  • Áp lực công việc, hoạt động, làm việc quá sức sẽ khiến cơ thể sản sinh độc tố histamin gây nổi mề đay.
  • Di truyền cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nổi mề đay

Ở mức độ nhẹ: 

  • Ngứa da
  • Làn da có nhiều mẩn đỏ
  • Nóng da
  • Suy nhược cơ thể
Dấu hiệu bệnh nổi mề đay
Có thể nhận biết nổi mề đay qua các dấu hiệu ngứa da, nổi mẫn đỏ, đau bụng, rối loạn tim mạch

Ở mức độ nặng: 

  • Phù mạch (mi mắt, môi, sinh dục ngoài,…)
  • Khó thở, sưng phù thanh quản
  • Bụng đau quặn
  • Huyết áp giảm cách đột ngột
  • Rối loạn tim mạch, tim mạch đập rất nhanh
  • Choáng váng, mất ý thức, ngất xỉu
  • Sốc phản vệ

Tìm hiểu cụ thể hơn: Các triệu chứng bệnh mề đay không khó để nhận biết

Nổi mề đay còn là triệu chứng của bệnh gì?

Theo TS.BS Trần Ngọc Ánh- Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết: Nổi mề đay là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lí như viêm gan, nhiễm giun sán, dị ứng thời tiết. Cụ thể từng bệnh được biểu hiện như sau:

Bị nổi mề đay là triệu chứng mắc bệnh về gan:

Nổi mề đay do bệnh gan
Gan bị bệnh sẽ không đào thải độc tố, nóng gan dẫn đến nổi mề đay

Một số bệnh như nóng gan, viêm gan siêu vi B, C… thì không thể tránh khỏi triệu chứng nổi mề đay. Bởi gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể đóng vai trò đào thải các độc tố có hại ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương và không thể đào thải hết các độc tố ra bên ngoài, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng nóng gan và xuất hiện rất nhiều biểu hiện kèm theo như mề đay mẩn ngứa, nổi mụn, da sần sùi, khô, sạm nám, ngứa ngáy….

Nổi mề đay là triệu chứng viêm nhiễm giun sán trong máu

Nổi mề đay do bệnh giun sán
Giun sán, giun lươn,… dưới da rất dễ gây nổi mề đay

Khi nhiễm một số loại ký sinh trùng như giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… di chuyển trong máu, dưới da, niêm mạc, gan, phổi sẽ khiến cơ thể bị nổi mề đay và bệnh có nguy cơ thường xuyên tái phát kèm theo một số triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, ăn không ngon…

Nổi mề đay là triệu chứng bệnh dị ứng thời tiết

Thông thường cơ thể chúng ta khi gặp lạnh thì các mạch máu ở ngoại vi co lại để bớt tỏa nhiệt. Nhưng có nhiều người do bị mẫn cảm, lại phản ứng một cách dị thường bằng hiện tượng giãn mạch. Vì thế chất huyết tương của máu tràn qua thành mạch xâm nhập vào các mô làm ngứa ngáy và sưng phù.

Nổi mề đay do dị ứng thời tiết
Sự thay đổi của thời tiết có thể khiến cho cơ thể khó thích nghi ngay, dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, nổi ban đỏ

Khi mắc phải hiện tượng nổi mề đay có dị ứng thời tiết người bệnh có thể dễ dàng khắc phục bệnh bằng cách bảo vệ cơ thể luôn ấm (mang giày, tất, khăn choàng cổ, bao tay… trong nhà và mỗi khi đi ra ngoài) hạn chế tiếp xúc với trời lạnh. Vào mùa hè thì nên vệ sinh sạch sẽ vùng da mỗi ngày tránh vi khuẩn, nấm phát triển trên da khiến bệnh nặng thêm.

Nổi mề đay là triệu chứng dị ứng với mỹ phẩm

Nổi mề đay do dị ứng mỹ phẩm
Dấu hiệu nhận biết của việc nổi mề đay là dị ứng mỹ phẩm là ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi mụn nhọt,…

Rất đơn giản để biết mình có bị chứng nổi mề đay do dị ứng mỹ phẩm không cách tốt nhất bạn chỉ cần thử loại mỹ phẩm mà bạn đang sử dụng thường ngày để thoa lên da trong thời gian 24-48 giờ. Nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường như ngứa da, da đỏ ửng, sưng phù, nổi mụn trứng cá… thì chắc chắn bạn đang bị nổi mề đay do dị ứng mỹ phẩm.

Nổi mề đay khi nào cần gặp bác sĩ ?

Nổi mề đay nghĩ rằng tuy đơn giản nhưng nếu để các tình trạng dẫn đến một mức độ xấu thì rất sẽ rất nghiêm trọng cho cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tử vong cấp tốc. Do đó, bệnh nhân hay người thân hãy đưa bệnh nhân đến ngay bác sĩ nếu có các biểu hiện sau đây:

  • Trong vòng 48 giờ kể từ lúc phát hiện dấu hiệu nổi mề đay nhưng không thuyên giảm
  • Các mẩn đỏ lan ra nhiều vùng, gây ngứa ngáy và có thể gây nóng sốt
  • Các phương pháp điều trị như dùng thuốc hay sử dụng các mẹo dân gian: uống nước chanh, nước gừng,… nhưng không thuyên giảm.
  • Nổi mề đay xuất hiện cùng các triệu chứng khác

Bên cạnh đó, hãy đưa người thân của bệnh cấp cứu ngay nếu có các biểu hiện như:

  • Cảm thấy khô lưỡi và sưng họng, sưng thanh quản
  • Cảm thấy chóng mặt, choáng váng
  • Mặt mày xanh xao, huyết áp giảm đáng kể
  • Cảm thấy tức ngực, khó thở, tim mạch đập rất nhanh
  • Mất ý thức và ngất xỉu
  • Shock, co giật

Trong những trường hợp như thế, bạn không nên chủ quan và thờ ơ mà nhất nhất nghĩ rằng các dấu hiệu trên sẽ tự khỏi ở nhà. Tìm đến bác sĩ là cách an toàn và thiết thực nhất lúc này. Người có chuyên môn và kỹ thuật sẽ giúp bạn khắc chế các tình trạng mà bạn đang gặp phải. Với các trường hợp quá nặng nếu không kịp thời cấp cứu sẽ có thể dẫn đến tử vong.

Nên làm gì khi bị nổi mề đay?

Thông thường, tình trạng nổi mề đay sẽ tự khỏi sau khi kết thúc đợt mề đay. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta có thể chủ quan và bỏ qua mà nghĩ là không có tác hại gì. Cái gì cũng vậy, chữa trị kịp thời vẫn an toàn và hiệu quả hơn là để bệnh tình đã có chuyển biến xấu. Vậy thì khi nổi mề đay, chúng ta cần phải làm gì để giảm thiểu bớt tình trạng đang mắc phải?

Loại bỏ ngay các yếu tố gây dị ứng:

  • Nếu bạn bị nổi mề đay với các chất hóa học hay mỹ phẩm thì cần ngưng ngay việc tiếp xúc và sử dụng các tác nhân gây bệnh. Mỹ phẩm, chất hóa học sẽ làm cho tình trạng mề đay nặng hơn.
  • Nếu bạn bị nổi mề đay thức ăn thì ngưng ngay việc sử dụng tiếp các thực phẩm đó.
  • Nếu bạn bị nổi mề đay do thời tiết thì không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên mặc áo dài tay, mang khẩu trang, kính râm khi ra ngoài. Nếu dị ứng thời tiết lạnh thì cần đảm bảo đủ ấm cho cơ thể.
  • Nếu nổi mề đay khi bạn đang đi du lịch vào vùng có nhiều côn trùng gây hại thì tốt nhất nên ra khỏi vùng gây bệnh đó. Còn nếu ở nhà thì nên vệ sinh để đuổi các côn trùng như muỗi, gián, rết,… có thể làm hại bạn lần nữa. Đảm bảo trong quá trình vệ sinh, không có thêm tác nhân gia tăng tình trạng nổi mề đay của bạn.

Kiểm soát tình trạng nổi mề đay bằng cách:

  • Không chà xát hay sử dụng các loại xà phòng độc hại sát trùng lên da.
  • Làm mát khu vực bị nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa bằng vòi sen, quạt hay vải mát.
  • Nhớ lại xem mình bị nổi mề đay khi nào và ở đâu, lúc đó mình đang làm gì, đã ăn gì,… Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa trị tốt nhất.
Khắc phục nổi mề đay
Để tay dưới vòi nước để làm dịu bớt cơn đau ngứa ngáy, làm mát vết mề đay, tránh khô da, giảm tình trạng mề đay nặng hơn
  • Có thể sử dụng những thuốc kháng histamin đã được cấp giấy phép và đảm bảo tính an toàn.
  • Đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ và báo cho họ biết trước đó bạn đã sử dụng loại thuốc kháng nào.
  • Không ăn những thực phẩm đã từng khiến bạn bị nổi mề đay. Bên cạnh đó, cũng nên tránh các thực phẩm mà mình cảm thấy cơ địa không phù hợp.

Kiểm soát chế độ ăn uống bằng cách:

  • Tránh bổ sung thực phẩm có đạm khi nổi mề đay: Người có cơ địa yếu, dễ dị ứng nên tránh các thực phẩm giàu đạm như: thịt, trứng, sữa, hải sản, … Các thực phẩm này khiến người bệnh không dung nạp được và làm tình trạng mề đay nặng hơn.
  • Tránh các thực phẩm cay, nóng, mặn: Những thực phẩm này sẽ khiến da khô hơn và làm cơ thể mất nước khiến cho mề đay trầm trọng hơn.
  • Ngưng sử dụng các thức uống có cồn và các chất kích thích: khi dùng nhiều đồ uống có cồn hay các kích thích sẽ khiến chức năng gan cũng ảnh hưởng, khiến cơ thể dị ứng do độc tố, từ đó làm hiện tượng mề đay xuất hiện.
Khắc phục nổi mề đay
Cung cấp lượng nước đủ cho cơ thể để tránh tình trạng cơ thể mất nước, khô da, làm giảm thiểu mề đay gia tăng
  • Giải độc cho cơ thể: mề đay một phần do các độc tố gây ra, nên loại bỏ độc tố, làm mát, thanh lọc cơ thể là việc cần thiết. Bí đao, khổ qua, củ cải trắng, đậu bắp,… là một số thực phẩm bạn có thể tham khảo.
  • Bổ sung đủ nước: Uống 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể, bù lại lượng nước do các hoạt động khác mất đi. Uống đủ nước cũng giảm thiểu tình trạng khô da, giúp quá trình trao đổi chất thuận lợi hơn, giảm thiểu tình trạng mề đay.

Trên đây, ban biên tập chúng tôi đã cung cấp cho bạn cẩm nang về bệnh nổi mề đay cũng như cách xử lý khi bị nổi mề đay sao cho an toàn và hợp lý nhất. Hi vọng với những gì vừa chia sẻ, các bạn đã biết cách chữa trị nổi mề đay tốt nhất có thể. Chúc bạn sớm chữa khỏi căn bệnh nổi mề đay phiền phức này để cuộc sống và công việc thuận lợi hơn.

Thân chào!

BTV: HÀ LÝ

Mời bạn tham khảo thêm:

9 Cách chữa nổi mẩn ngứa đang được nhiều người áp dụng

Nổi mề đay khi ra gió: cách phòng tránh và chữa trị

Mề đay mẩn ngứa, bứt rứt không yên: Muốn hết thì đừng bỏ qua bài thuốc thảo dược sau

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:41 - 17/04/2023

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Nổi mề đay là triệu chứng bị bệnh gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *