Bị mề đay có để lại sẹo không, nếu có phải làm sao phòng tránh?

Mề đay là căn bệnh về da liễu thường hay tái phát nhiều lần khiến cho vùng da bị bệnh tổn thương, chính vì thế mà rất nhiều người băn khoăn, lo lắng bệnh mề đay có để lại sẹo không, nếu có phải làm sao phòng tránh. Để hiểu rõ hơn vấn đề này các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Hiện tượng da bị ứng do một số tác nhân gây kích thích từ bên ngoài vào như yếu tố môi trường, thời tiết, thức ăn… khiến cho làn da có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nổi sần các nốt đỏ lâu ngày sẽ dẫn đến phù nề tại chỗ.  Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị tận gốc sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm mất thẩm mỹ trên làn da bạn.

Bị mề đay có để lại sẹo không?

Chia sẻ từ Th.S, BS Lê Thị Thanh Trúc (chuyên khám và điều trị  các bệnh về da liễu tại bệnh viện da liễu TP. HCM) cho biết: Bệnh mề đay thường xuất hiện đột ngột ở bất kì vùng da nào trên cơ thể của bạn. Theo y học hiện đại, bệnh mề đay được chia làm hai giai đoạn phát triển, đó chính là mề đay cấp tính ( bệnh ở mức độ nhẹ) và mề đay mãn tính  (bệnh chuyển sang mức độ nặng).

  • Mề đay cấp tính:

Ở thể mề đay cấp tính thông thường  sẽ có cảm giác ngứa nhiều, nóng rát, nổi thành các cục tròn có kích thước to nhỏ khác nhau, có màu đỏ hồng xuất hiện trong khoảng thời gian vài giờ đồng hồ sau đó sẽ tự khắc biến mất mà không để lại sẹo hay bất kì biến chứng nào làm ảnh  hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên, ở trẻ em nổi mề đay cấp tính nếu trường hợp được xác định là do virus gây ra thì thời gian khắc phục bệnh sẽ lâu hơn rất nhiều ( từ 1-2 tuần) và có khả năng dẫn đến phù nề gây khó chịu và ảnh hưởng đến làn da của trẻ.

  • Mề đay mãn tính:

Được xem là hiện tượng tổn thương trên mô da do sự xâm nhập của tế bào một nhân kết hợp với lympho T và đại thực bào khiến cho làn da bị nổi mề đay phù mạch và nhiều dạng khác như: vẽ nổi, sẩn nhỏ, mụn nước hay xuất huyết…. Ở dạng mề đay mãn tính với các triệu chứng trên sẽ khiến cho người bệnh  cảm thấy khó chịu thường hay cào gãi, tác động mạnh lên vùng da bị tổn thương để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho làn da của bạn.

Vì thế, ở trường hợp mắc bệnh mề đay mãn tính sẽ có nguy cơ để lại sẹo rất cao, người bệnh cần phải chú ý, theo dõi điều trị kịp thời để khắc phục bệnh an toàn không làm ảnh hưởng đến làn da. ( bác sĩ Thanh Trúc nói).

Mề đay mẩn ngứa nếu như không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều ảnh hưởng lớn cho cơ thể, đặc biệt là tình trạng tái phát đi tái phát lại nhiều lần sẽ khiến cho các vùng da trên cơ thể, nhất là vùng da mặt có nguy cơ để lại sẹo thâm, làm mất đi tính thẩm mỹ và sự tự tin cho người bệnh về sau. Để phòng tránh di chứng do mề đay để lại, người bệnh nên thực hiện một số điều sau đây:

Hướng dẫn cách phòng bệnh mề đay không để lại sẹo hiệu quả nhất:

+ Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh mề đay thường hay tái phát nhằm giúp người bệnh chủ động tránh xa các tác nhân trên. Bên cạnh đó, bạn  cũng đừng quên hạn chế cào gãi,  cọ xát lên vùng da bị tổn thương vì điều này sẽ khiến cho tình hình thêm nặng nề hơn và vùng da bị tác động sẽ có khả năng cao để lại sẹo thâm.

+ Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với một số dạng mề đay do dị ứng với thức ăn như hải sản, thịt bò, gà, gia vị cay nóng từ ớt, tiêu…. thì bạn nên hạn chế sử dụng để bệnh không có cơ hội tái phát cũng như phòng ngừa các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng. Ngoài ra, người bệnh hãy cố gắng bổ sung nhiều rau củ quả có chứa nhiều vitamin C, E, A giúp nâng cao hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật.

+ Nên giữ cơ thể sạch sẽ  bằng cách dùng nước lá chè, lá khổ qua rừng… nấu lấy nước pha cùng với ít nước lạnh tắm rửa mỗi ngày sẽ giúp cho vùng da của bạn trở nên sạch sẽ ngăn ngừa vi khuẩn xuất hiện.

+ Hạn chế tiếp xúc với một số hoá chất, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm, lông thú vật… nhằm giúp bạn phòng tránh được những tác nhân gây bệnh.

+ Dùng một số loại kem dưỡng ẩm như: thảo dược eczestop; kem dưỡng ẩm  Atopalm; Cetaphil Moisturizing Cream; kem dưỡng thể Eucerin Atopicontrol body care lotion… để thoa lên vùng da bị mề đay giúp duy trì độ ẩm cho da.

+ Nếu người bệnh có nhu cầu sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh mề đay từ tây y, đông y hoặc các bài thuốc dân gian cần phải tìm hiểu kĩ mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh từ đó sử dụng thuốc điều trị sao cho phù hợp. Đặc biệt:Khi dùng thuốc tây y để trị bệnh, cách tốt nhất bạn nên đến trung tâm y tế để khám và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp với tình hình sức khoẻ tránh tự ý sử dụng các loại thuốc theo cảm tính sẽ khiến cho việc điều trị trở nên gặp khó khăn, bệnh không khắc phục mà còn gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh  hưởng đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến làn da của bạn.

Hi vọng qua những chia sẻ về bài viết bị mề đay có để lại sẹo không, nếu có phải làm sao phòng tránh sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích để hiểu hơn về căn bệnh này và có biện  pháp phòng và điều trị sao cho phù hợp nhất.

Có thể bạn đang quan tâm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:41 - 17/04/2023

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Bị mề đay có để lại sẹo không, nếu có phải làm sao phòng tránh?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *