Hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc người bị dị ứng da tay chân. Dị ứng da tay chân hay còn gọi là viêm da cơ địa tay chân, là bệnh lý viêm da mạn tính. Các tổn thương thường gặp là ở tay, chân, đặc biệt là kh vực bàn tay bàn chân. Nếu tay chân bạn xuất hiện những dấu hiệu: Ngứa, khô, nứt hoặc bong da,…chứng tỏ bạn đã bị dị ứng tay chân. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như tâm sinh lý của người bệnh. Tìm hiểu về cách điều trị và chăm sóc người bị dị ứng da tay chân sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng “lao đao” vì dị ứng tay chân.
1. Biểu hiện khi bị dị ứng da tay chân
Như đã đề cập ở trên, người bị dị ứng da tay chân thường gặp phải những vấn đề như: Da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, ranh giới không rõ ràng. ( hoặc khô, ngứa cánh tay, cánh chân, thường không quá khuỷu). Sau đó lan rộng ra bàn tay, bàn chân và gót chân.
Mùa hè, tình trạng dị ứng có thể gây đỏ, ngứa và nổi mụn nước, lâu ngày hình thành các móng xù xì, lỗ chỗ.
Mùa đông độ ẩm xuống thấp, tình trạng nứt nẻ nặng lên, phần da dị ứng có thể bị nứt toác ra, rớm máu và gây đau đớn, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cá nhân cũng như công việc của người bệnh.
2. Cách điều trị và chăm sóc người bị dị ứng da tay chân
a. Cách điều trị người bị dị ứng da tay chân
Các loại thuốc kháng Histamin có thể giúp giảm ngứa và dị ứng. Bạn có thể mua ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên cần tuân thủ theo quy định của bác sĩ, không sử dụng quá lâu và liên tục dài ngày. Vì thuốc này có thể gây những tác dụng phụ nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp bị dị ứng da tay chân đều được điều trị bằng thuốc bôi.
b Cách chăm sóc người bị dị ứng da tay chân
Bên cạnh việc đến bác sĩ da liễu khám và điều trị dị ứng thì cần biết chăm sóc người bị dị ứng da tay chân đúng cách, như sau:
Tuyệt đối không bóc vảy da, hạn chế tối đa việc gãi hoặc chà xát vùng da bị thương tổn. Đặc biệt là cọ xát mạnh bằng bàn chải. Nhiều người vì quá ngứa mà lấy bàn chải chà để giảm ngứa nhưng chính việc này càng làm tổn thương lớp sừng, khiến quá trình bong da sau đó diễn ra mạnh hơn.
Cắt ngắn móng tay móng chân để tránh việc vô tình cào xước da, làm tổn thương da. Đồng thời tránh tạo điều kiện cho “bọn” vi khuẩn tụ tập gây bệnh.
Người bị dị ứng da tay chân nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, như: Xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất, thuốc nhuộm, xăng, dầu,… Hạn chế giặt quần áo bằng tay. Khi lau nhà hoặc rửa chén bát cần có bao tay riêng để ngăn cách. Ngay cả khi nấu ăn, nếu cần tiếp xúc với dầu ăn, muối, ớt thì bạn cũng cần có găng tay nấu ăn riêng.
Có thể giữ ẩm cho da tay da chân bằng kem dưỡng ẩm ( nhất là vào mùa đông do thời tiết hanh khô)
Không ăn các loại thức ăn quá nhiều đạm và các loại thức ăn có khả năng dị ứng cao, như: Thịt chó, thịt bò, tôm, cua, cá ngừ, nhộng, thịt gà,…
Nếu tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất thì bạn cần thay đổi môi trường làm việc. Nếu cần thiết phải thay đổi luôn môi trường sống
Bên cạnh đó, bổ sung nhiều rau quả tươi, rau xanh và đặc biệt là rau quả có nhiều vitamin C, E. Như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, đu đủ, cà rốt,… có thể làm hạn chế tình trạng bị dị ứng da tay chân.
Trên đây là cách điều trị và chăm sóc người bị dị ứng da tay chân. Chúc tất cả mọi người khỏe mạnh.
Nên xem thêm : Áp dụng ngay 14 cách chữa ngứa ngoài da này bạn sẽ không lo về cơn ngứa khó chịu đeo bám nữa.
XEM THÊM
E bị ngứa nổi mụn nước,rất ngứa xin bác sĩ tư vấn giúp
E bị ngứa nổi mụn nước,rất ngứa xin bác sĩ tư vấn giúp
em bị nổi đỏ hết ở phần tay .cũng bị ngứa nữa .bác sĩ hãy tư vấn giúp em
bạn điều trị bằng thuốc này hiệu quả nè , trước mình bị như bạn uống bài thuốc này có 2 tháng làg hết ah
>>> Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở tay là bệnh gì?
em bị nổi đỏ hết ở phần tay .cũng bị ngứa nữa .bác sĩ hãy tư vấn giúp em
bạn điều trị bằng thuốc này hiệu quả nè , trước mình bị như bạn uống bài thuốc này có 2 tháng làg hết ah
>>> Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở tay là bệnh gì?