Nhận biết triệu chứng dị ứng cá ngừ và cách điều trị

Có khá nhiều trường hợp được ghi nhận về tình trạng dị ứng cá ngừ, và các biểu hiện thường từ nhẹ đến nặng khiến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân đều gặp những khó khăn nhất định.

Để tìm hiểu những thông tin về dị ứng cá ngừ và cách khắc phục hiệu quả, xin mời quý độc gãi cùng theo dõi những thông tin qua bài viết sau đây:

I. Vì sao bị dị ứng cá ngừ?

Cá ngừ nói riêng và những loài cá di trú nói chung như cá hồi, cá mòi, cá thu… đều rất giàu các vitamin, các chất béo omega – 3 và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

dị ứng cá ngừ.
Cá ngừ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng; đồng thời cũng rất dễ khiến người dùng dị ứng.

Cá ngừ có nguồn dinh dưỡng cao nhưng giá thành trên thị trường lại tương đối rẻ, lại săn có nên thường được mua để chế biến và ăn quanh năm. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thủy hải sản khác, cá ngừ rất dễ gây dị ứng; và thủ phạm không ai khác chính là chất Histamine.

Chất Histamine khi được dung nạp vô cơ thể sẽ phân hủy và sản sinh ra các enzyme có hại, lại khó phân hủy nên gây ức chế và ngộ độc cho cơ thể.

Song song đó, các độc chất Histamine còn xuất hiện do sự chuyển hóa thành Histidine gây hại cho các tế bào biểu bì, thúc đẩy sản sinh nhiều bạch cầu để ngăn ngừa dị ứng khiến tình trạng dị ứng cá ngừ ngày càng nặng hơn.

Lượng Histamine phân bố trong cá ngừ không đồng đều, phần thịt đỏ sẽ có chứa Histamine nhiều hơn phần thịt trắng, nhất là ở những phần cá đông lạnh, xông khói, đóng hộp, nấu lẩu… khiến bạn bị ngộ độc cao hơn.

II. Nhận biết triệu chứng dị ứng cá ngừ

Trong thịt cá ngừ cũng như các loại hải sản khác, nhất là khi cá ngừ ươn sẽ sản sinh lượng lớn Histmine gây nên các phản ứng như:

  • Da nổi mề đay, mẩn ngứa đỏ thành các mảng lớn và loang lổ, môi bị sưng, hầu họng sưng đỏ khoảng vài giờ. Nếu nặng hơn là sưng mắt, lưỡi…
  • Rối loạn tiêu hóa, co thắt dạ dày và ruột gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…
  • Nếu nặng hơn sẽ có các triệu chứng hen suyễn, ho dữ dội, khó thở, tức ngực…
  • Nếu nguy hiểm hơn có thể gây sốc phản vệ và viêm khớp, gây nguy hại cho tính mạng bệnh nhân.
Những triệu chứng dị ứng cá ngừ
Những triệu chứng dị ứng cá ngừ mà bạn có thể thường gặp phải.

III. Cách điều trị dị ứng cá ngừ không thể không biết

Ngay khi cơ thể hoặc người thân xuất hiện các tình trạng dị ứng cá ngừ kể trên, cần tiến hành xử lý dị ứng nhanh chóng, sau đó cần đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời:

1. Cấp cứu bước đầu

Cần tìm cách nôn cho ra hết thực phẩm và những phần cá ngừ đã ăn sau khi xuất hiện tình trạng dị ứng. Thao tác này khá quan trọng, nhằm giúp cơ thể của bạn loại bỏ phần cá ngừ chưa tiêu hóa hết để tránh tiếp tục gây dị ứng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, góp phần giảm nguy cơ gây sốc phản vệ.

Nên uống nhiều nước hơn để đào thải Histamine ra khỏi cơ thể ra đường bài tiết để giảm thiểu tối đa tác hại dị ứng. Khi xuất hiện tình trạng nổi mề đay thì không nên gãi để tránh xây xước hoặc nhiễm trùng da gây tổn thương nặng hơn.

2. Tiến hành điều trị

Sau bước đầu xử lý mà dấu hiệu dị ứng không có chiều hướng thuyên giảm thì người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị sau đây:

#Các loại thảo dược

Dùng một số thảo dược thông dụng để xua tan chứng dị ứng như lá khế, kinh giới, nha đam, mướp đắng, lá hẹ, đơn đỏ… để tận dụng khi tình trạng dị ứng khi bệnh nhẹ, đẩy lùi nhanh chóng chứng ngứa ngáy, phát ban, khó chịu.

Những loại thảo dược chữa dị ứng cá ngừ
Những loại thảo dược chữa dị ứng cá ngừ được đánh giá cao và áp dụng khá nhiều.

Đọc thêm: Bật mí những cách chữa dị ứng bằng đông y đơn giản

#Dùng các loại thuốc Tây y

Khi bạn gặp triệu chứng dị ứng cấp tính thì cần gặp các bác sĩ để được chỉ định dùng các loại thuốc kháng Histamine nhằm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng và hạn chế tổn thương gây hại cho sức khỏe của bản thân.

Bên cạnh đó, bạn cũng không được tự ý dùng thuốc hoặc mua thuốc khi chưa có chỉ định điều trị từ bác sĩ để tránh gây nên những tác hại nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

⇒ Bên cạnh đó bạn có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa tình trạng dị ứng cá ngừ với những lưu ý sau đây:

  • Khi cho trẻ tập ăn cá ngừ thì nên cho trẻ ăn ở độ tuổi từ 8 – 12 tháng tuổi với 1 lượng khoảng 1 muỗng cà phê và theo dõi xem trẻ có dị ứng không (nổi mề đay, tiêu chảy, hen suyễn…). Và không nên cho ăn cá ngừ trùng lắp với các loại thức ăn dễ gây dị ứng khác như thịt bò, cua, tôm, trứng…
  • Chỉ nên lựa cá ngừ tươi để hạn chế hấp thu tối đa lượng Histamine vào cơ thể. Nên chọn cá ngừ có thịt chắc, mang đỏ, mắt trong, bụng chắc, vây cá còn dính chắc vào thân…
  • Nấu chín cá cho kỹ để hạn chế tình trạng dị ứng và hấp thu Histamine.
  • Không mua cá đã chết lâu hoặc ươn, thịt cá mềm nhũn, mang tím bầm, mùi tanh nồng…

Việc chẩn đoán dị ứng cá ngừ cần cẩn trọng đánh giá, tránh kiêng cử quá đáng vì cá ngừ cung cấp cho bạn một lượng lớn các chất đạm, Omega – 3 quý giá. Nếu không dị ứng nghiêm trọng thì thỉnh thoảng chúng ta nên ăn một lượng ít cá ngừ để đảm bảo cơ thể đủ chất.

Song Lam

Độc giả tìm hiểu thêm:

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:56 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Nhận biết triệu chứng dị ứng cá ngừ và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *