Dùng thuốc kháng Histamin điều trị nổi mề đay cần lưu ý điều gì?

Dùng thuốc kháng Histamin cần lưu ý điều gì là vấn đề mà nhiều người mắc phải bệnh mề đay sử dụng thuốc tây y đang thắc mắc. Vậy thật sự thuốc kháng Histamin có hoàn toàn tốt không, có gây tác dụng phụ gì không thì hãy tham khảo bài viết sau để biết câu trả lời. 

Dùng thuốc kháng Histamin điều trị nổi mề đay cần lưu ý điều gì?
Tuy là thuốc được dùng trong điều trị mề đay, dị ứng nhưng khi sử dụng thuốc kháng Histamin cũng cần lưu ý nhiều vấn đề

Theo ước tính ớ nước ta mỗi năm có 16-24% tỷ lệ dân số mắc bệnh mề đay và chưa có dấu hiệu giảm. Bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng và phiền toái đến công việc. Nếu không chữa trị kịp có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn.

Vì những lẽ đó mà nhiều người dùng thuốc tây y hay chính xác là thuốc kháng histamin để điều trị mề đay với mong muốn là chữa trị nhanh chóng, mau lẹ mà không quan tâm những thuốc này có tác dụng phụ gì không?

Những thông tin sau đây sẽ cho bạn một cách chi tiết về thuốc kháng Histamin điều trị nổi mề đay mà nhiều người hay sử dụng.

Thuốc kháng Histamin là gì?

Thuốc kháng Histamin là loại dược phẩm có tính chất phản kháng và tiêu diệt các thực thể histamin trong cơ thể. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến hiện nay để chữa các bệnh dị ứng, mề đay.

Histamin là một chất trung gian can thiệp vào quá trình gây nổi mề đay. Chất này có thể khiến người bệnh ngứa da, sưng niêm mạc mũi, co thắt phế quản gây khó thở, đau bụng, viêm mạch máu dưới da, huyết áp sụt, hen suyễn,… và trầm trọng hơn có thể gây ra sốc phản vệ.

Công dụng của thuốc kháng Histamin

Nếu histamin chính là chất gây ra các biến chứng sinh nổi mề đay thì thuốc kháng histamin ra đời với nhiệm vụ là ngăn chặn sự liên kết của histamin với các thụ thể của nó, cản trở quá trình gây dị ứng, mề đay.

Hiện nay có 4 loại thuốc kháng Histamin là H1, H2, H3, H4.

  • Thuốc kháng Histamin H2 chủ yếu là kết hợp với kháng sinh để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, làm giảm trào ngược dạ dày- thực quản
  • Thuốc kháng Histamin H3 được dùng để chữa chóng mặt, chữa hội chứng ngủ rũ, bệnh Alzheimer
  • Thuốc kháng Histamin H4 thì có vai trò điều hòa miễn dịch

Thuốc kháng Histamin H1 là thuốc được dùng để điều trị dị ứng, mề đay hiện nay. Nó được dùng để điều trị các bệnh như viêm mũi dị ứng, nổi mày đay, viêm kết mạc, bị côn trùng cắn,…

Dùng thuốc kháng Histamin điều trị nổi mề đay cần lưu ý những gì
Thuốc kháng Histamin H1 được dùng trong điều trị dị ứng, nổi mề đay có 2 dạng thế hệ 1 và thế hệ 2

Thuốc kháng Histamin H1 có 2 loại là thế hệ 1 và thế hệ 2

Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 1 có các thuốc như chlorpheniramine, hydroxyzine,diphenhydramine, romethazine. Tuy đây là những thuốc có tác dụng chống dị ứng nhưng lại gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, khô mắt, khô miệng, gây an thần, kích động,…

Trong khi đó, Thuốc kháng Histamin h1 thế hệ 2  lại khắc phục được vấn nạn trên gồm những thuốc như cetirizin,fexofenadin, terfenadin, acrivastin, loratidin,… được sử dụng phổ biến hiện nay và có các tác dụng:

  • Chữa mề đay và viêm da cơ địa: Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2 giúp làm giảm ngứa, giảm diện tích cũng như số lượng các vết ban đỏ, sẩn ngứa. bên cạnh đó, thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2 còn giúp trẻ bị chàm giảm nguy cơ mắc hen suyễn do tiếp xúc phấn hoa, bụi bẩn.
  • Viêm mũi dị ứng: Dùng thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2 trong trường hợp này có công dụng chữa chữa ngứa mũi, chảy nước mũi, nước mắt. Có thể dùng thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2 ở dạng nhỏ mũi để chữa viêm mũi dị ứng sẽ có tác dụng nhanh hơn so với việc uống.
  • Viêm kết mạc dị ứng: Thuốc kháng Histamin H1 thế hệ 2 dùng chữa viêm kết mạc dị ứng có tác dụng chữa ngứa mắt, mắt đỏ, chảy nước mắt.

Những tác dụng phụ của thuốc kháng Histamin điều trị nổi mề đay như sau: 

Bên cạnh các tác dụng mà thuốc kháng Histamin điều trị nổi mề đay vừa nói trên thì nó cũng có một số tác dụng phụ mà khi sử dụng người bệnh cần phải lưu ý thật kỹ.

Sừ dụng thuốc kháng Histamin điều trị mề đay cần phải biết những gì
Khi sử dụng thuốc kháng Histamin cần lưu ý các tác dụng phụ của nó như gây buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn
  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Khô miệng
  • Buồn nôn và nôn
  • Bồn chồn, ủ rũ, thiếu sức sống
  • Mắt mờ
  • Đại tiện khó khăn, bí tiểu
  • Thần kinh không minh bạch, dễ lẫn lộn.

Dùng thuốc Histamin điều trị nổi mề đay cần lưu ý điều gì?

Chính vì những tác dụng phụ nói trên cộng với một số đặc tính của thuốc mà bệnh nhân cần phải lưu ý các vấn đề sau:

  • Thuốc kháng histamin chỉ có tác dụng ngăn chặn lại quá trình hình thành và phát triển của histamin, chữa ban đỏ, mẫn ngứa, viêm da,… nghĩa là chỉ giúp điều trị triệu chứng nổi mề đay chứ không thể chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh, không giúp người bệnh chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần xác định rõ mình bị mề đay là do đâu, vì thời tiết, thực phẩm hay do môi trường, nhiễm khuẩn,… Từ đó có cách chữa từ căn nguyên gây bệnh mới mong bệnh chữa khỏi.
  • Thuốc kháng Histamin chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Khi cảm thấy các triệu chứng nổi mề đay đã có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất là nên ngừng thuốc. Dùng thuốc quá nhiều sẽ gây ra tình trạng lệ thuộc và nghiện thuốc.
Dùng thuốc kháng histamin điều trị nổi mề đay cần lưu ý những điều gì?
Phụ nữ mang thai nếu muốn dùng thuốc kháng Histamin phải hỏi ý kiến của bác sĩ mới được sử dụng
  • Một số thuốc kháng Histamin có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương gây chóng mặt và buồn ngủ. Do đó, không sử dụng loại thuốc này khi đang lái xe, làm việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo, chuẩn xác cao. Bên cạnh đó, cũng không dùng thuốc kháng Histamin khi uống rượu. Với trẻ em không cho sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.
  • Đối với các trường hợp bệnh mề đay ở mức độ nặng như hen suyễn, động kinh hay sốc phản vệ, lúc này lượng histamin sẽ giải phóng một lượng khá lớn.Với một mình thuốc kháng Histamin sẽ không thể giải quyết được tình trạng bệnh mà kèm theo đó phải có nhiều biện pháp khác như thở oxy, dùng thuốc trợ tim, cấp cứu phục hồi,…
  • Phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải nổi mề đay, chàm, tình trạng viêm mũi dị ứng, hen phế quản,…nên hay sử dụng các loại thuốc chống dị ứng, mề đay. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại thuốc kháng Histamin cũng có thể sử dụng được hay an toàn với người mang thai. Chỉ nên sử dụng các loại thuốc này khi có sự cho phép của các y bác sĩ, hay có đủ bằng chứng chứng minh độ an toàn.

Lưu ý: Trước khi sử dụng các thuốc kháng Histamin để chữa mề đay thì người cần phải:

  • Thăm hỏi ý kiến của các y bác sĩ, dùng thuốc theo toa đã được kê đơn, không sử dụng một cách tự tiện.
  • Nói cho các y bác sĩ biết là bệnh có cơ địa dị ứng với một loại thuốc nào đó hay đang trong quá trình điều trị một bệnh lý gì khác.
  • Đọc kỹ hướng dẫn về liều dùng, đối tượng, cách sử dụng để tuân thủ cho đúng đắn, tránh các trường hợp không mong muốn.
  • Với phụ nữ mang thai, đang cho con bú hay trẻ em là các đối tượng cần cẩn thận nhất với thuốc, không tự ý sử dụng khi không được cho phép.

Vậy là chúng tôi đã chỉ ra cho người dùng biết công dụng cũng như các lưu ý cần phải biết khi sử dụng thuốc Histamin chữa mề đay. Hi vọng với những gì vừa chia sẻ, mọi người đã biết cách dùng thuốc hợp lý sao cho an toàn và hiệu quả. Bệnh mề đay muốn nhanh chóng khỏi thì cách tốt nhất là tìm được nguyên nhân, trị từ gốc mới mong dứt điểm. Thuốc chỉ là một phần hỗ trợ chứ không phải là liệu pháp lâu dài. Chúc mọi người thành công!

Thực hiện: Thiên Bình 

Bạn cần nên biết thêm:

Bệnh nổi mề đay có nguy hiểm không?

Cẩn trọng khi dùng thuốc trị mề đay cho trẻ em

Cách chữa bệnh nổi mề đay khỏi hoàn toàn có thể bạn chưa biết

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:40 - 17/04/2023

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Dùng thuốc kháng Histamin điều trị nổi mề đay cần lưu ý điều gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *