Người bệnh mề đay nên và không nên ăn gì? [Thông tin chi tiết]

Người bệnh mề đay nên ăn gì và không nên ăn gì là một trong những vấn đề mà nhiều người mắc phải tình trạng mà nhiều người quan tâm khi mắc phải căn bệnh này. Bởi các thực phẩm không đơn thuần chỉ là cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn là dược phẩm tác động gián tiếp vào quá trình điều trị bệnh có tốt hơn không?

Tương tự với những bệnh lý khác, mề đay cũng cần đến các thực phẩm có dinh dưỡng tốt để hỗ trợ điều trị bệnh và cần tránh thực phẩm độc hại làm tình trạng bệnh xấu đi. Hiểu được nguyên tắc như vậy nhưng không phải ai cũng xác định rõ khi bị mề đay nên và không ăn gì mới là hợp lý nhất.

Bệnh mề đay nên ăn gì và kiêng ăn gì
Khi bị nổi mề đay cần bổ sung ác thực phẩm có lợi và cần tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng

Để giúp bạn lựa chọn đúng thực phẩm trong thời gian điều trị bệnh mề đay thì hãy nghe những thông tin mà bác sĩ Trần Vũ Lan Hương – Khoa dinh dưỡng tiết chế, Viện Y dược học Dân tộc TP.HCM tư vấn sau đây

Nguyên tắc ăn uống của người bị bệnh mề đay

Bạn có biết trong 20-28% dân số cả nước mắc các chứng dị ứng mề đay thì trong đó khoảng 54% là dị ứng thực phẩm. Bạn nên nhớ rằng không phải bất cứ một thực phẩm dinh dưỡng nào cũng có thể nạp vào cơ thể. Chính vì vậy, người bị bệnh mề đay nói chung và mề đay mãn tính nói riêng cần có những nguyên tắc ăn uống hợp lý như sau:

  • Tránh các thực phẩm đã từng bị dị ứng
  • Không ăn những thực phẩm thúc đẩy gây dị ứng IgE – một kháng thể có tất cả ở mọi người với số lượng nhỏ nhưng với người bị dị ứng thì IgE sinh ra với số lượng lớn. Sự sản xuất quá mức IgE sẽ kích thích phóng thích ra nhiều loại hóa chất quan trọng nhất là histamin. Các hóa chất này sẽ gây nên hiện tượng viêm và các triệu chứng đặc hiệu của dị ứng, mề đay.
  • Không ăn những thực phẩm khó dung nạp: Khi gặp phải tình trạng này bạn sẽ gặp phải các vấn đề như: đầy hơi, nhức đầu, ho, mệt mỏi, đau bụng, nổi mề đay,…

Bên cạnh đó người bệnh mề đay cũng cần tuân thủ chế độ sau:

  • Trong giai đoạn cấp tính:

+ Cần giảm đường trong chế độ ăn vì đường trong máu cao sẽ gây ra hiện tượng dị ứng

+ Giảm muối vì lượng muối nhiều sẽ gây kích thích thần kinh ngoại biên

  • Trong trường hợp đang phù nề, rịn nước thì nên giảm các thức ăn như canh, súp và uống ít nước hơn bình thường.

Người bị bệnh mề đay nên ăn gì?

Nếu một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây nổi mề đay là do thực phẩm thì việc điều trị bệnh mề đay cũng nhờ thực phẩm. Trong thời gian bị nổi mề đay, sức đề kháng của người bệnh đang yếu, cần bổ sung các loại thực phẩm để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng để loại bỏ bệnh một cách hiệu quả nhất.

1. Rượu vang đỏ

Là một thức uống quý giá và lâu đời, rượu vang đỏ không chỉ là loại thức uống thường “có mặt” trong các cuộc vui chơi, tiệc tùng mà nó còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Rượu vang đỏ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, duy trì sự cân bằng để đường ruột được khỏe mạnh bởi nó có chứa một số lượng lớn các vi khuẩn đường ruột tốt. Đồng thời, rượu vang đỏ cũng giúp liên kết giữa hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, ngăn ngừa các vi khuẩn trong ruột.

Khi bị nổi mề đay cần ăn gì
Rượu vang rất giàu vitamin B, các enzim và axit béo omega-3 mà người bị mề đay cần bổ sung

Bên cạnh đó trong rượu vang có chứa chất quercetin có tác dụng chống oxy hóa tự nhiên, làm ngăn chặn quá trình sản xuất histamin, giúp cơ thể chống lại tình trạng dị ứng, mề đay.

Rượu vang rất giàu vitamin B, các enzim và axit béo omega-3, đây là những dưỡng chất mà người mắc bệnh mề đay cần được bổ sung.

2. Hành tỏi

Bạn có biết trong hành tây có chứa hàm lượng polyphenol cao, do đó nó có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch bằng cách bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Khi bị dị ứng, mề đay hệ miễn dịch của chúng ta đã phần nào yếu đi, trong khi đó khoáng chất selenium trong hành tây lại giúp cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời hành tây cũng làm giảm các cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol HDL tốt lên đến 30%.

Khi bị nổi mề đay cần bổ sung thực phẩm nào
Hành tỏi kháng khuẩn, chống viêm, tốt cho người bị nổi mề đay

Tỏi được sử dụng như một loại kháng sinh thiên nhiên,có tác dụng ngăn chặn một số enzyme tạo ra hợp chất gây viêm. Do đó, nó được dùng để điều trị các bệnh do ký sinh trùng gây ra, được xem như một dược phẩm có hiệu quả toàn diện với hệ thống miễn dịch. Ngoài ra tỏi còn có tính chất diệt khuẩn và vi khuẩn mạnh, thích hợp dùng cho người bị dị ứng, nổi mề đay.

3. Bưởi và ớt đỏ 

Khi bị nổi mề đay, cơ thể cần được tăng sức đề kháng ngay kịp lúc. Bưởi có tính thanh nhiệt, hàm lượng vitamin C và A trong quả bưởi dồi dào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Chúng ta được biết một khi gan bị nóng sẽ dễ sinh ra ngứa ngáy, mụn nhọt hay nổi mề đay. Hãy yên tâm vì uống nước ép bưởi sẽ giúp gan khỏe mạnh hơn và làm sạch các độc tố trong gan, thanh lọc, ngăn ngừa nhiều loại bệnh.

Bị nổi mề đay cần ăn thực phẩm nào
Vitamin C trong bưởi sẽ cần thiết cho người bị nổi mề đay phục hồi sức khỏe

Một loại thực phẩm giàu vitamin A và C chính là ớt chuông ( ớt ngọt) mà đặc biệt là ớt chuông đỏ. Ớt chuông đỏ chứa nhiều chất phytochemical và carotenoid, beta-carotene, có tác dụng chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe mô và khả năng miễn dịch, chống viêm, chống lại các gốc tự do qua quá trình tiếp xúc với chất độc hại từ môi trường.

Ăn gì khi bị nổi mề đay
Ớt đỏ có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, chữa mề đay rất tốt

4. Cải cay 

Không phải ai cũng biết rau cải cay sẽ có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Theo đông y cải cay ( cải bẹ xanh) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan. Bên cạnh đó, rau cải cay còn chữa mụn nhọt bằng cách nấu lấy nước uống hằng ngày.

Các thực phẩm mà người bị nổi mề đay cần nên ăn
Người bị nổi mề đay nên bổ sung rau cải cay trong thực đơn hằng ngày.

Trong rau cải cay có chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng. Cải cay rất giàu beta- carotene, vitamin E, A, D,… đều có tác dụng chống viêm, loại bỏ các gốc tự do và phá vỡ histamine. Do đó, người bị nổi mề đay nên bổ sung rau cải cay trong thực đơn hằng ngày.

5. Hạt lanh, quả óc chó

Hạt lanh có chứa nhiều omega-3, một chất béo không bão hòa giúp chống viêm và cân bằng cholesterol trong mức kiểm soát. Bên cạnh đó nó còn chứa hàm lượng lignans và polyphenol cao, có ích trong việc chống oxy hóa, cân bằng nội tiết tố. Polyphenol hỗ trợ loại bỏ nấm men và nấm candida trong cơ thể. Lignans lại kháng khuẩn và chống virus. Do đó, hạt lanh sẽ là một loại thực phẩm chữa mề đay cực tốt bạn nên dùng.

Bị nổi mề đay nên bổ sung loại thực phẩm nào là thích hợp
Hạt lanh chống oxy hóa, cân bằng nội tiết tố, loại bỏ nấm

Hàm lượng omega-3 trong quả óc chó sẽ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh vẩy nến, hen suyễn, chống viêm nhiễm, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể lên cao.

Được mệnh danh là vua của các loại hạt bởi chất chống oxy hóa và axit béo omega-3 cao hơn bất cứ loại hạt nào. Nó làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.

Bị nổi mề đay cần ăn loại thực phẩm nào
Óc chó giàu omega-3 rất tốt cho người bị nổi mề đay

6. Trà xanh 

Theo nghiên cứu trong trà xanh có chứa hàm lượng cao chất flavonoid- một hợp chất có ích khi chống lại vi rút, ngăn ngừa viêm nhiễm, cải thiện tình trạng dị ứng.

Loại thực phẩm nào cần ăn khi bị nổi mề đay
Trà xanh còn kiểm soát cholesterol, giảm lượng cholesterol xấu.

Bên cạnh đó, trà xanh còn có tác dụng chống oxy hóa do có chứa chất catechin có thể ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Đồng thời trà xanh còn kiểm soát cholesterol, giảm lượng cholesterol xấu.

7. Cây hương thảo 

Theo Đông y, hương thảo có vị chát, mùi thơm, tím ấm nóng có tác dụng nhuận trường, hoạt huyết, chống viêm sưng, chống oxy hóa, khử trùng.

Nổi mề đay cần phải ăn gì mới tốt
Cây hương thảo có tác dụng ngăn chặn phản ứng dị ứng và viêm.

Theo y học hiện đại cho biết tinh dầu hương thảo có tác dụng hạ nhiệt, chống viêm, làm ra mồ hôi, chống co thắt. Hương thảo còn chứa rosmarinic acid có tác dụng ngăn chặn phản ứng dị ứng và viêm.

8. Nghệ 

Một khi gan bị tổn thương thì tình trạng nổi mề đay xảy ra cũng nhiều hơn. Theo các nghiên cứu, nghệ có tác dụng thanh lọc gan, làm trẻ hóa các tế bào gan, trẻ hóa các tế bào gan, loại bỏ các độc tố giúp bảo vệ gan và phòng chống các bệnh về gan.

Ăn gì khi bị nổi mề đay
Nghệ còn làm giảm cholesterol trong máu, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.

Nghệ còn có tác dụng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, kháng virus, kháng nấm cao. Bên cạnh đó, nghệ còn làm giảm cholesterol trong máu, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.

9. Hạt hướng dương 

Hạt hướng dương rất giàu vitamin E- chất chống oxy giúp ngăn chặn các gốc tự do trong quá trình cholesterol bị oxy hóa. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin E này cũng có công dụng như một chất chống viêm.

Bồ sung thực phẩm gì khi bị nổi mề đay
Hạt hướng dương giàu vitamin E tốt cho người bị nổi mề đay

Vitamin E bảo vệ da không bị tổn hại do tia cực tím gây ra, ngừa ngừa được tình trạng thời tiết quá nóng sẽ gây dị ứng, mề đay. Ngoài ra, hạt hướng dương còn chứa hàm lượng selen cao giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Người bị bệnh mề đay nên kiêng ăn gì?

Mề đay sinh ra một trong những nguyên nhân đó là do thực phẩm. Vậy thì bên cạnh những thực phẩm tốt cũng như cần bổ sung khi bị nổi mề đay thì cũng có những thực phẩm chúng t cần phải tránh. Nếu muốn biết chính xác là mình bị dị ứng với thực phẩm nào thì cần làm xét nghiệm hoặc dựa vào tiền sử dị ứng. Nếu không chắc chắn là mình có bị dị ứng, nổi mề đay hay không thì tốt nhất nên hạn chế ăn chúng.

Bị nổi mề d0ay cần phải kiêng thực phẩm nào
Khi bị nổi mề đay cần nên kiêng các thực phẩm cay nóng

Dưới đây là các thực phẩm mà người bị nổi mề đay cần kiêng cử:

  • Các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê, nước có gas vì vitamin B trong các chất này sẽ gây kích ứng với các tế bào thần kinh, gây nên tình trạng ngứa da, nổi mẩn, mề đay càng tăng cao.
  • Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, đồng thời cũng cần giảm lượng đường, muối trong chế độ ăn vì chúng có thể làm gia tăng phản ứng gây mề đay, dị ứng.
  • Thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, cá, thịt bò, thịt gà,… sẽ làm tình trạng mề đay càng nặng hơn.
  • Các protein trong lạc sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng, nổi mề đay. Vicilin và albumin là hai protein gây dị ứng mạnh nhất và vẫn bền vững ở nhiệt độ cao, do đó lạc nướng gây dị ứng nhiều hơn lạc luộc hay rang.
  • Không ăn những đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, chè, sữa đặc vì có thể khiến vết thương bị viêm nhiễm trên da trở nên nghiêm trọng.

Gợi ý một số món ăn tốt cho người bị mề đay

Với việc thực hiện đơn giản và những nguyên liệu dễ tìm, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách làm những món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mề đay ngay dưới đây.

1. Cháo khổ qua, rau muống, tim heo 

Khổ qua có vị đắng nhưng thanh nhiệt, giải độc làm giảm các cơn ngứa ngáy, làm mát da. Rau muống lại có vị ngọt, tính mát, làm tiêu phù. Kết hợp khổ qua, rau muống cùng tim heo bổ tâm sẽ có được một bát cháo không những thơm ngon, dinh dưỡng mà còn giúp ích cho sức khỏe, chữa mề đay hiệu quả. Thực hiện món cháo này như sau:

Thực phẩm nên ăn khi bị nổi mề đay
Khổ qua, rau muống đều là những thực phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc tốt

♦ Nguyên liệu: 

  • Khổ qua 60g
  • Rau muống 40g
  • Tim heo 1 quả
  • Gạo tẻ 60g
  • Các loại gia vị

♦ Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch khổ qua, rau muống rửa qua nước muối qua loãng cho loại bỏ vi khuẩn, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Cắt khổ qua thành miếng nhỏ, rau muống cắt khúc vừa ăn.
  • Tim heo rửa sạch, cắt làm 4
  • Gạo tẻ vo sạch
  • Cho gạo tẻ và tim heo vào nấu với lửa riu riu cho chín nhừ thì cho khổ qua và rau muống vào đun một lát, nêm gia vị cho vừa ăn.

Chia phần cháo làm 2 phần ăn trong ngày , dùng khi còn nóng để phát huy hết hiệu lực.

2. Cháo chi tử hạt sen

Chi tử có vị đắng, tính hàn, có công dụng sát khuẩn, lợi tiểu, lợi mật, thanh nhiệt, an thần. Hạt sen là thanh mát, giải độc, tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch.

Là một món cháo khá lạ nhưng cháo chi tử, hạt sen lại được đánh giá là một bài thuốc chữa mề đay, mẫn ngứa rất có giá trị.

Bị nổi mề đay nên ăn gì mới tốt
Cháo chi tử hạt sen có tác dụng bổ gan, giải độc, tăng cường sức khỏe

♦ Nguyên liệu: 

  • Chi tử 30g
  • Hạt sen 40g
  • Gạo tẻ 70g
  • Các gia vị

♦ Cách thực hiện: 

  • Ngâm hạt sen trong nước ấm trong khoảng 2-3 giờ
  • Ngâm chi tử và rửa sạch, sau đó sắc với khoảng 150ml nước.
  • Cho hạt sen, gạo tẻ vào nấu cùng nước chi tử với lửa nhỏ thành cháu.
  • Khi cháo chín thì thêm gia vị vào cho vừa ăn.

Chia làm 2 phần ăn trong ngày khi còn nóng.

3. Cháo sườn heo 

Không những bổ dưỡng, lành tính mà cháo sườn heo còn hỗ trợ người bị mề đay cung cấp các chất như đạm, tinh bột, các vitamin,…

Thực hiện món ăn này như sau:

♦ Nguyên liệu: 

  • Gạo tẻ 300g
  • Sườn heo 300g
  • Xương đuôi 500g
  • 300ml nước
  • Các gia vị

♦ Cách thực hiện: 

  • Gạo tẻ vo sạch, ngâm nước trong 1-2 giờ
  • Xương đuôi heo và sườn heo đem trụng sơ
  • Cho tiếp 1,5 lít nước vào xương heo và đuôi heo hầm trong 45 – 60 phút rồi vớt ra
  • Phần gạo đã ngâm đem xay nát, cho vào nồi cùng với nước hầm xương, nấu chín
  • Khi cháo đã chín thì cho thịt sườn vào nấu thêm khoảng 30 phút
  • Cho các gia vị tùy ý vào rồi tắt bếp
  • Dùng nóng

4. Cháo đậu xanh, rau má 

Rau má có công dụng đặc biệt khi trị các bệnh ngoài da như vảy nến, eczema( chàm). Rau má còn giúp thanh lọc cơ thể, chữa dị ứng vào những ngày nóng vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, rau má còn chữa mụn nhọt, rôm sẩy và mẩn ngứa.

Đậu xanh thanh nhiệt, tiêu độc, mát gan, chống dị ứng.

Món cháo đậu xanh, rau má rất thích hợp cho người bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết.

Rau má có công dụng đặc biệt khi trị các bệnh ngoài da như vảy nến, eczema( chàm). Rau má còn giúp thanh lọc cơ thể, chữa dị ứng vào những ngày nóng vô cùng hiệu quả.

Nên ăn gì khi bị nổi mề đay
Cháo rau má đậu xanh có rất nhiều dưỡng chất để chữa mề đay

♦ Nguyên liệu: 

  • Rau má 70g
  • Đậu xanh 30g
  • Gạo tẻ 40g
  • Các loại gia vị

♦ Cách thực hiện: 

  • Rau má rửa sạch, cắt thành khúc
  • Đậu xanh xay lấy cả vỏ
  • Gạo vo sạch
  • Cho gạo vào nấu chín cùng đậu xanh, sau đó cho rau má vào đun thêm.
  • Tắt bếp và nêm gia vị cho vừa ăn

Vậy là chúng tôi vừa cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề nổi mề đay nên và không nên ăn gì. Hi vọng với những gì vừa chia sẻ, các bạn độc giả đã biết cách lực chọn những thực phẩm cũng như thực hiện một số món ăn chữa mề đay thích hợp nhất. Bên cạnh đó cũng sẽ tránh được các thực tốt không khi bị nổi mề đay. Thân chào !

Tổng hợp: Thiên Bình 

Mời xem thêm bài viết:

Cách chữa mề đay bằng lá hẹ cực kỳ đơn giản

Cách chữa mề đay bằng dân gian được áp dụng từ xưa đến nay

Thực hư công dụng bài thuốc được xem là thần dược chữa bệnh mề đay dòng họ Đỗ Minh

 

XEM THÊM

Cập nhật lúc 10:40 - 17/04/2023

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (2)

Người bệnh mề đay nên và không nên ăn gì? [Thông tin chi tiết]

Bình luận (2)

  1. Nặc danh Trả lời

    Bạn cho mình hỏi, vậy nếu kiêng nước thì khoản giữ vệ sinh thân thể thì sao? không rửa mặt làm da bẩn dễ sinh mụn và viêm nhiễm?

  2. Hà Nguyễn Trả lời

    Trả lời với bạn là mề đay không phải là kỵ nước mà là không dùng nước quá nóng để tắm hay rửa. Ngược lại bạn cần vệ sinh vùng mề đay thật sạch để không nhiễm bẩn hay tổn thương nữa. Bạn nên sử dụng nguồn nước sạch, nước mát để vệ sinh. Chúc bạn thành công!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *