Hiểu rõ về dị ứng phấn hoa cùng cách chữa trị hiệu quả

Dị ứng phấn hoa là tình trạng thường gặp ở nhiều người, chiếm tỉ lệ cao các nguyên nhân gây dị ứng hiện nay. Cùng tìm hiểu các thông tin sau để biết rõ về hiện tượng dị ứng phấn hoa cũng như tác hại và cách xử lý chúng.

dị ứng phấn hoa
Một số người có cơ địa yếu dễ bị dị ứng phấn hoa

Thật bất ngờ khi những bông hoa tươi thắm, màu sắc sặc sỡ, hương thơm ngào ngạt kia lại có thể gây ra dị ứng cho nhiều người. Thay vì được tận hưởng những tạo hóa từ thiên nhiên thì nhiều người lại hắt hơi, chảy dịch mũi, mặt nóng bừng trước những loài hoa này. Nói như vậy, phải chăng nhất nhất chúng ta không nên đến gần hay tiêu diệt tất cả loài hoa để đảm bảo. Điều đó chắc chắn là không khả quan, nhưng phải làm sao trước tình trạng dị ứng phấn hoa, nguyên nhân gây ra do đâu, nhận biết thế nào?

Thế nào là bệnh dị ứng phấn hoa

Theo giới sinh học, phấn hoa tồn tại dưới dạng bột mịn, có ở hoa, cỏ hay cây cối. Phấn hoa được xem là tế bào đực dùng truyền giống cho hoa. Các phấn hoa này phát tán nhờ gió hay nhờ loài ong, truyền từ cây này sang cây khác.

Một người có cơ địa dễ bị dị ứng, khi hít phải phấn hoa sẽ gây các ảnh hưởng cho cơ thể. Với những người này, hệ miễn dịch của họ xem phấn hoa là những chất nguy hiểm, phản kháng lại tác nhân này, gây ra tình trạng dị ứng.

Nhiều người bị dị ứng phấn hoa thường chỉ theo mùa, trong thời gian nhất định. Trong khi đó, có người lại bị dị ứng phấn hoa quanh năm và họ cũng thường dị ứng với các tác nhân khác như thực phẩm, thuốc hay lông thú nuôi,…

Nguyên nhân bị dị ứng phấn hoa

Theo các nghiên cứu chỉ ra dị ứng phấn hoa bị gây ra từ nguyên nhân chính là do mùa thay đổi.

  • Từ tháng 2 đến tháng 11 là giai đoạn phấn hoa phát tán.
  • Từ tháng 5 đến tháng 6: phấn hoa hoạt động mạnh nhất, đồng thời cỏ dại cũng sinh trưởng nhiều, gây dị ứng càng mạnh.
  • Vào giữa mùa hè, các tế bào rêu mốc sẽ phát triển và tồn tại đến đầu màu đông.

Khi các phấn hoa phát tán trong không khí sẽ bám vào da, bay vào mũi, mắt hay phổi, gây ngứa ngáy và các triệu chứng phức tạp khác.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng phấn hoa

Có thể nhận biết bị dị ứng phấn hoa thông qua các dấu hiệu sau:

bị dị ứng phấn hoa
Dị ứng phấn hoa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, khô rát cổ, đỏ mắt, chảy nước mũi
  • Da ngứa ngáy:  Khi phấn hoa tiếp xúc với da sẽ gây ra ngứa ngáy, ngứa toàn thân. Đi kèm với đó là nổi mẩn đỏ, mề đay, phát ban, sưng phù da.
  • Ngứa rát cổ họng: cổ họng lúc này cảm thấy khô rát và rất ngứa, đồng thời môi hay lưỡi cũng có dấu hiệu bị sưng
  • Mắt bị ngứa, đỏ và chảy nước: khi phấn hoa bay vào mắt sẽ ảnh hưởng niêm mạc, gây ngứa, đỏ, sưng và chảy nước mắt.
  • Hắt hơi, sổ mũi: mũi rất dị ứng với phấn hoa nên gây ngứa ngáy, chảy nước mũi trong nhiều giờ. Tình trạng này kéo dài có thể gây viêm mũi dị ứng.
  • Khò khè hoặc khó thở: phấn hoa cũng gây ảnh hưởng đến hô hấp, khiến bệnh nhân khó thở, thở khò khè, đi kèm là rối loạn tiêu hóa.
  • Vị giác và khứu giác giảm

Cách điều trị khi bị dị ứng phấn hoa

Không thể loại bỏ hay ngăn chặn hoàn toàn tình trạng dị ứng phấn hoa. Tuy nhiên, chúng ta có thể khắc phục dị ứng phấn hoa bằng các biện pháp sau đây:

1. Sử dụng các phương pháp dân gian

Một số phương pháp dân gian rất được tin dùng khi bị dị ứng phấn hoa, vừa đơn giản, vừa an toàn, mang đến hiệu quả cao.

♦ Dùng nghệ giảm viêm đường hô hấp 

Trong nghệ chứa một chất có thể ngăn chặn quá trình hình thành histamin là curcumin. Do đó, khi bị dị ứng phấn hoa thì dùng nghệ là phương pháp hữu hiệu hàng đầu. Bên cạnh đó, nghệ còn chống viêm nhiễm, có tính kháng viêm, cải thiện đường hô hấp, giảm ho, giảm sưng đau.

chữa dị ứng phấn hoa
Rất tốt cho đường hô hấp, kháng viêm, chống dị ứng

Bạn có thể dùng nghệ làm gia vị trong một số món ăn hay có thể dùng nghệ riêng lẻ như luộc, hấp. Ngoài ra nếu ai không sợ mùi hăng thì có thể uống nghệ ép, dùng nghệ bôi ngoài da. Các cách này đều giúp giảm ngứa ngáy,dị ứng hiệu quả.

♦ Mật ong tăng cường hệ miễn dịch 

Nếu ai biết rõ về thành phần mật ong sẽ rất bất ngờ tại sao bị dị ứng phấn hoa lại dùng mật ong, trong khi mật ong lại từ các phấn hoa tạo nên.

Bạn có biết, phấn hoa trong mật ong chính là chất làm tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn quá trình dị ứng phát tán rộng. Do đó, dùng 1-2 thìa nhỏ mật ong mỗi ngày giúp bạn chống lại dị ứng phấn hoa rất tốt.

Rất đơn giản bằng việc pha một thìa mật ong cùng nước ấm hay dùng mật ong bôi trực tiếp lên vùng da bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ sẽ có tác dụng trong 2-3 lần sử dụng.

♦ Hành tỏi chống dị ứng, tăng sức đề kháng 

Theo các nghiên cứu cho thấy, trong hành có chứa chất làm giảm khả năng phát sinh của histamin, tỏi lại có khả năng chống quá trình gây viêm nhiễm. Ăn hành tỏi vừa giúp chống dị ứng do phấn hoa, vừa tăng sức đề kháng , tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, hành tỏi cũng giúp bạn hô hấp tốt hơn, chống tình trạng khó thở.

khắc phục dị ứng phấn hoa
Ăn hành tỏi vừa chống dị ứng vừa tăng sức đề kháng

Nếu bạn có thể chịu được mùi hăng của hành tỏi thì ăn sống hay uống vài thìa nước ép sẽ giúp bạn rất nhiều khi chống dị ứng phấn hoa. Còn nếu không thể thì nên bổ sung hành tỏi vào thực đơn hàng ngày cũng rất tốt.

♦ Gừng giảm dị ứng phấn hoa 

Không riêng với dị ứng phấn hoa mà bất cứ dị ứng nào, gừng cũng vai trò quan trọng và rất được tin dùng. Gừng được xem như một chất kháng histamin, chống dị ứng rất hiệu nghiệm. Với tình ấm, vị cay, gừng có thể giải cảm, chống các cơn hắt hơi, chảy nước mũi.

Dùng vài lát gừng chà xát lên vùng da bị ngứa sẽ làm bạn dễ chịu hơn. Ngoài, bạn có thể dùng gừng pha trà uống mỗi ngày cũng hiệu quả không kém.

Xem thêm: Chữa mề đay bằng gừng như thế nào mới tốt bác sĩ?

♦ Chống dị ứng phấn hoa bằng trà xanh 

Một trong những thảo dược thiên nhiên chống dị ứng hiệu quả phải nói đến là trà xanh. Trà xanh có khả năng chống histamin, giảm dị ứng. Ngoài ra , trà xanh còn giúp chữa cảm cúm, tăng sức đề kháng.

xử lý dị ứng phấn hoa
Trà xanh là thảo dược hay dùng để chữa dị ứng

Uống 2-3 ly trà xanh mỗi ngày trong những ngày phấn hoa phát tán sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng dị ứng.

2. Sử dụng thuốc tân dược

Thuốc tân dược cũng được nhiều người sử dụng bởi khả năng ngăn chặn bệnh nhanh chóng của nó. Một số loại thuốc có thể sử dụng khi bị dị ứng phấn hoa là:

♦ Thuốc không kê đơn:

Đây là những loại thuốc kháng histamin có thể sử dụng không qua kê đơn của bác sĩ. Các thuốc này giúp chống lại tình trạng viêm mũi dị ứng, giảm hắt hơi, chảy dịch mũi, làm thông mũi.

Bên cạnh đó, một số thuốc xịt mũi cũng được sử dụng nhiều. Nhưng lưu ý khi dùng nước xịt mũi, bạn phải khéo léo, nếu không bạn có thể nuốt phải chúng. Dùng thuốc xịt mũi phải trong thời gian lâu dài, theo sát quá trình phấn hoa phát tán.

cách chữa trị dị ứng phấn hoa
Phải cẩn thận và tuân thủ hướng dẫn bác sĩ khi dùng thuốc tây y chữa dị ứng

♦ Thuốc kê đơn

Đây là những loại thuốc đã được bác sĩ kê toa với tính chất chống dị ứng khá mạnh.Tùy theo mức độ bị dị ứng mà các bác sĩ sẽ kê toa khác nhau. Các thuốc này sẽ kháng histamin, ức chế khả năng phát triển của chúng.

♦ Thuốc tiêm

Liệu pháp cuối cần sử dụng đến là tiêm thuốc nếu 2 loại thuốc trên đầu không hữu dụng. Tùy vào mức độ bạn bị dị ứng, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc với liều lượng thích hợp.

Tham khảo: Bị dị ứng uống thuốc gì để điều trị nhanh chóng?

Bên cạnh các phương pháp chủ đạo trên, nếu muốn phòng tránh dị ứng dị ứng phấn hoa thì bạn cần phải:

  • Nhà cửa phải được dọn dẹp, vệ sinh thật sạch sẽ. Đồng thời cũng nên sử dụng gang tay, ủng để đảm bảo an toàn.
  • Hạn chế phơi quần áo ngoài trời vì phấn hoa có thể bám vào gây dị ứng. Thay vào đó hãy dùng máy sấy, sấy thật khô áo quần.
  • Tránh các hoạt động ngoài trời vào sáng sớm hay những ngày có nhiều gió
  • Khi ra ngoài cần mang khẩu trang, mang kính.
  • Ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, thực phẩm giàu omega-3,… và uống nhiều nước để tăng cường hệ miễn dịch.

Hãy bảo vệ cơ thể thật tốt trước sự biến đổi của thiên nhiên để không phải mắc phải một bệnh lý khó chịu nào. Những thông tin trên sẽ giúp bạn có cách xử lý dị ứng phấn hoa hợp lý và hiệu quả. Chúc mọi người khỏe và thành công!

Thiên Bình 

Chia sẻ thêm: 

Chia sẻ cách xử lý khi bị dị ứng hoa ly

Bệnh dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:54 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Hiểu rõ về dị ứng phấn hoa cùng cách chữa trị hiệu quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *