Cảnh báo nguy cơ bị dị ứng khi ăn xoài

Đã bao giờ bạn nghe nói bị dị ứng khi ăn xoài chưa? Nghe có vẻ khá bất thường nhưng thật chất đây là một tình trạng đang được báo động. Hãy xem những thông tin sau đây để biết rõ hơn về vấn đề dị ứng khi ăn xoài.

dị ứng khi ăn xoài
Mặc dù có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng xoài cũng có thể gây dị ứng

Chúng ta đều biết xoài là một loại trái cây rất giàu dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và hầu như trong tủ lạnh nhà nào cũng đều có loại trái cây này. Theo các nghiên cứu cho thấy trong quả xoài có chứa nhiều vitamin A, E, B6, B9, can xi, sắt,.. đặc biệt là vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, ăn xoài còn giúp bạn thanh nhiệt, giải khát, chữa táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa,.. Tuy nhiên, cái gì cũng có 2 mặt của nó, quả xoài cũng vậy, đã có khá nhiều trường hợp bị dị ứng khi ăn xoài? Vậy nguyên nhân dị ứng xoài do đâu và phải xử lý như thế nào trong trường hợp này?

Vì sao bị dị ứng khi ăn xoài?

Giải thích nguyên nhân vì sao ăn xoài bị ứng, các nhà nghiên cứu cho biết, trong  xoài có chứa một chất là: urushiol. Urushiol là một loại dầu có trong nhựa quả xoài, gây kích thích và gây dị ứng cho người dùng. Urushiol có thể gây phát ban, viêm da tiếp xúc, nổi vảy, phồng rộp. Loại dầu này còn được tìm thấy trong một loại cây dễ gây ngứa, dị ứng như: mai dương ( mắt mèo), hạt điều thô,…

bị dị ứng xoài
Xoài gây dị ứng do có chứa chất Urushiol- chất kích kích gây ngứa, phát ban, nổi sẩy

Với những quả xoài chín, hàm lượng đường rất cao và khả năng hấp thu lượng đường này trong cơ thể rất nhanh. Do đó, đường huyết trong cao sẽ tăng cao nếu ăn quá nhiều xoài cùng một lúc. Hàm lượng đường trong máu quá cao sẽ gây ra tình trạng nổi mụn, nhọt, rôm sẩy, mề đay.

Theo khẩu phần trung bình của một người thì ăn 200- 250g xoài/ ngày là thích hợp. Nếu bội thực xoài còn có thể gây đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, do dung nạp quá nhiều chất xơ trong quả xoài.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng xoài

Dị ứng xoài có thể xảy ra ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tùy vào cơ địa và mức tiêu thụ lượng xoài trong cơ thể. Với những người có cơ địa yếu thì phản ứng sẽ xảy ra sau khi tiếp xúc hoặc ăn xoài khoảng 10-15 phút. Một số khác thì thường bị phản ứng sau 6-12 giờ. Có thể nhận biết dị ứng xoài qua những biểu hiện sau:

dị dị ứng do xoài
Mức độ bị dị ứng xoài nặng nhẹ phụ thuộc vào cơ địa và lượng xoài đã sử dụng
  • Ngứa ngáy: ban đầu chỉ ngứa quanh miệng và môi, một vài vùng nhỏ, nhưng sau đó lan rộng nhiều ra và khắp cơ thể.
  • Môi và lưỡi sưng, xuất hiện nhiều vết mẩn đỏ quanh miệng
  • Đầu lưỡi tê, ngứa ran, mắt khô, đỏ, lờ đờ.
  • Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy
  • Chảy dịch mũi, phát ban, nổi mề đay, khó thở, thở khò khè.
  • Trường hợp hiếm thấy có thể bị hen suyễn hay sốc phản vệ

Cách xử lý và phòng chống dị ứng xoài

Bất cứ một dị ứng nào xảy ra cũng vậy, xử lý kịp thời, nhanh chóng vẫn là cách tốt nhất. Dị ứng xoài cũng vậy, tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm khôn lường, ảnh hưởng tính mạng. Hãy xử lý dị ứng xoài bằng những cách sau đây:

  • Vệ sinh ngay cơ thể với xà phòng diệt khuẩn đã được kiểm định chất lượng an toàn. Xà phòng sẽ giúp loại bỏ urushiol.
  • Dùng khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh đắp lên vùng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mề đay.
  • Dừng ngay việc tiếp xúc hay dùng các loại trái cây, thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
  • Hãy dùng ngay 1 ly nước có pha một ít mật ong, sẽ giúp ích cho vùng quanh miệng của bạn. Mật ong giúp làm dịu cơn ngứa ngáy cũng như ngăn ngừa vùng dị ứng phát tán rộng.
xử lý dị ứng
Mật ong sẽ giúp giảm ngứa, ngăn chặn tình trạng dị ứng xoài

Bên cạnh đó, nếu không muốn gặp phải tình trạng dị ứng xoài bạn cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không ăn xoài khi bị nóng trong người, nổi mụn, bị rôm sẩy: như đã nói ở phần trên, hàm lượng đường quá cao trong xoài sẽ gây nổi mụn nhọt hay rôm sẩy. Do đó, đừng tác động thêm chất kích thích từ xoài để tình trạng trầm trọng hơn.
  • Không ăn xoài khi đói bụng: Khi bụng đói, tuyệt nhiên bạn không được dùng các loại thực phẩm có vị chua. Vị chua trong xoài sẽ làm tổn thương dạ dày của bạn, kích thích tăng dịch vị dạ dày, gây bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị ngộ độc ăn xoài khi đói. Do đó, không nên ăn xoài khi đói bụng dù xoài xanh hay xoài chín.
  • Người có cơ địa dễ dị ứng cần tránh ăn xoài: chất urushiol rất dễ mẫn cảm với người có cơ địa yếu. Chính vì vậy, những người này tốt nhất cần tránh ăn xoài nếu không được vệ sinh, chế biến kỹ.
  • Không ăn xoài đã quá chín: Hàm lượng vitamin C trong xoài có tác dụng miễn dịch cho cơ thể. Nhưng tỉ lệ vitamin C sẽ giảm đáng kể nếu xoài quá chín, mất tác dụng.
  • Không ăn xoài với những thực phẩm khác như:

+ Không ăn xoài với hải sản: Hải sản là thực phẩm gây dị ứng hàng đầu. Do đó, xoài và hải sản đi cùng nhau một lúc sẽ gây dị ứng khủng khiếp cho người dùng. 

Xem thêm: Bị dị ứng hải sản kéo dài trong bao lâu?

+ Xoài không ăn được với quả dứa, quả vải: Quả vải có tính nóng, ăn nhiều gây nóng trong người, nổi mụn, nhọt. Xoài cũng có tính chất tương đương. Tốt nhất, không nên kết hợp 2 thứ quả này cùng lúc. Bên cạnh đó, quả dứa thì gây ảnh hưởng với da hay mạch máu, có thể gây dị ứng, và mạnh hơn khi kết hợp cùng xoài.

bị dị ứng khi ăn quả xoài
Ăn xoài và dứa cùng lúc gây hại cho cho da và mạch máu, dị ứng nghiêm trọng

+ Xoài và rượu không nên kết hợp nhau: chất độc trong xoài đi cùng chất độc trong cồn, sê gây dị ứng, ngộ độc bất cứ khi nào. Thậm chí, niêm mạc dạ dày của những ” tửu khách” còn bị hủy hoại nếu dùng rượu và xoài cùng lúc.

+ Không ăn xoài với thực phẩm cay nóng: Xoài không nên kết hợp với các thực phẩm cay nóng như tiêu, ốt, gừng, hành hẹ,… bởi có thể gây hại cho thận. Thận khó bài tiết sẽ gây dị ứng, mề đay, mẫn ngứa. 

Xoài là thức quả có tính mặt, vừa tốt cho cơ thể, vừa có thể gây hại. Chính vì vậy, khi sử dụng loại trái cây này, bạn nên tránh các vấn đề nêu trên, dùng với lượng hợp lý sẽ mang lại hiệu quả tốt, tránh tình trạng dị ứng. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Thiên Bình 

Chia sẻ thêm: 

Người bị dị ứng cơ địa nên ăn gì và kiêng gì để khắc phục?

Dị ứng thức ăn [Thông tin cần biết và Cách điều trị kịp thời]

XEM THÊM

Cập nhật lúc 09:54 - 03/10/2021

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nghiên cứu hơn 150 năm qua, nay trở thành phương pháp điều trị bệnh được đông đảo chị em tin dùng. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hoài nghi về hiệu quả chữa bệnh của bài bài thuốc này. Hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ làm rõ cho bạn đọc.

Bình luận (0)

Cảnh báo nguy cơ bị dị ứng khi ăn xoài

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *